Chương sáu
Làm sao cho người ta ưa mình liền
Hôm nọ tôi lại sở Bưu điện. Khi đợi tới lượt tôi để gởi thư bảo đảm, tôi để ý tới bộ
mặt chán chường của thầy thư ký. Một cuộc đời ngày ngày cân thư, bán cò, biên
chép như vậy tất nhiên không thú gì hết. Tôi tự nhủ: "Ráng làm vui cho anh chàng
này một chút, làm cho y nở một nụ cười... Muốn vậy, phải khen y cái gì mới được.
Thử kiếm xem y có cái gì thực đáng khen không?". Không phải dễ, vì mình không
quen người ta. Nhưng trường hợp hôm đó rất dễ vì thầy thư ký ấy có bộ tóc rất
đẹp.
Vậy, trong khi thầy ấy cân thư của tôi, tôi nói: "Tôi ước ao có được bộ tóc như
thầy!".
Thầy ấy ngửng đầu lên hơi ngạc nhiên, nét mặt tươi cười và nhũn nhặn trả lời:
"Bây giờ nó đã kém trước rồi". Tôi nói rằng trước ra sao không biết, chứ bây giờ
tóc thầy còn đẹp lắm. Thầy rất hoan hỉ. Chúng tôi nói chuyện vui vẻ một lúc. Khi
tôi ra về, thầy ấy nói thêm: "Thưa ông, quả đã có nhiều người khen tóc tôi".
Tôi dám cuộc với bạn rằng bữa đó thầy về nhà, vui như sao, kể lại chuyện cho vợ
nghe và buổi tối, khi rửa mặt, ngắm bộ tóc trong gương, tự nhủ, "Kể ra tóc mình
đẹp thiệt".
Khi tôi kể lại chuyện đó, một người học trò tôi hỏi: "Nhưng ông muốn cầu người
đó điều chi?".
Tôi muốn cầu người đó điều chi ư? Trời cao đất dày! Nếu chúng ta ích kỷ một cách
ti tiện đến nỗi không phân phát được một chút hạnh phúc cho người chung quanh,
đến nỗi hễ khen ai là cũng để hy vọng rút của người ta cái lợi gì, nếu tim ta không
lớn hơn trái ổi rừng, thì chúng ta có thất bại cũng là đáng kiếp.
Nhưng quả tôi có cầu anh chàng đó cho tôi một vật, một vật vô cùng quý báu: là sự
hài lòng cao thượng vì đã có một hành vi hoàn toàn không vị lợi, một hành vi nhân
từ mà ta sẽ vui vẻ nhớ tới hoài.
Có một định luật quan trọng nhất mà chúng ta phải theo khi giao thiệp. Theo nó thì
việc gì cũng hóa dễ, trở ngại gì cũng thắng được, ta sẽ có vô số người thương, sẽ
thành công và vui sướng.
Nếu làm trái luật đó tức thì những nỗi khó khăn sẽ hiện ra. Luật đó là: "Luôn luôn
phải làm cho người cảm thấy sự quan trọng của họ". Như trên kia tôi đã nói, giáo
sư John Dewey cho rằng thị dục huyễn ngã là thị dục mạnh nhất của loài người.
Chính thị dục đó làm cho người khác loài vật.
Trong mấy chục thế kỷ, các triết nhân tìm kiếm những định luật chi phối những sự
giao thiệp giữa người với người và tất cả những sự tìm tòi đó đều đưa đến mỗi một
quy tắc không mới mẻ gì, một quy tắc đã có từ hồi nhân loại mới có sử. Ba ngàn
năm trước. Zoroastre đã dạy quy tắc đó cho dân Ba Tư thờ thần lửa. Hai mươi bốn
thế kỷ trước, Khổng Tử đã giảng tới nó. Lão Tử cũng đã đem ra dạy học trò.
Năm thế kỷ trước Thiên Chúa giáng sinh, Đức Thích Ca đã tuyên bố nó trên bờ
sông Hằng, mà quy tắc đó đã được phép trong sách đạo Bà La Môn, một ngàn năm
trước khi Đức Thích Ca ra đời.
Sau này, Đức Giê Su đem nó ra giảng trên những đồi đá ở xứ Judée. Tư tưởng đó
tóm tắt trong một câu này, có lẽ là định luật quan trọng nhất trong thế giới:
"Con muốn được người ta cư xử với con ra sao thì con cư xử với người ta như
vậy".
Bạn muốn những người bạn gặp gỡ đồng ý với bạn. Bạn muốn người ta thừa nhận
tài năng của bạn. Tự thấy mình quan trọng trong khu vực của bạn, bạn thấy thích.
Bạn ghét những lời tán dương giả dối thô lỗ, nhưng bạn cũng thèm khát những lời
khen thật. Bạn muốn bạn thâm giao với bạn đồng nghiệp cực lực tán thành và
không tiếc lời ca tụng bạn. Hết thảy chúng ta ai cũng muốn như vậy.
Vậy chúng ta hãy tuân lời Thánh kinh: "Muốn nhận của người ta cái gì thì cho người ta cái đó".
Ta cần phải xử sự như vậy khi nào? Bằng cách nào?... ở đâu?... Xin đáp: Bất kỳ lúc
nào và bất kỳ ở đâu.
Làm sao cho người ta ưa mình liền
Hôm nọ tôi lại sở Bưu điện. Khi đợi tới lượt tôi để gởi thư bảo đảm, tôi để ý tới bộ
mặt chán chường của thầy thư ký. Một cuộc đời ngày ngày cân thư, bán cò, biên
chép như vậy tất nhiên không thú gì hết. Tôi tự nhủ: "Ráng làm vui cho anh chàng
này một chút, làm cho y nở một nụ cười... Muốn vậy, phải khen y cái gì mới được.
Thử kiếm xem y có cái gì thực đáng khen không?". Không phải dễ, vì mình không
quen người ta. Nhưng trường hợp hôm đó rất dễ vì thầy thư ký ấy có bộ tóc rất
đẹp.
Vậy, trong khi thầy ấy cân thư của tôi, tôi nói: "Tôi ước ao có được bộ tóc như
thầy!".
Thầy ấy ngửng đầu lên hơi ngạc nhiên, nét mặt tươi cười và nhũn nhặn trả lời:
"Bây giờ nó đã kém trước rồi". Tôi nói rằng trước ra sao không biết, chứ bây giờ
tóc thầy còn đẹp lắm. Thầy rất hoan hỉ. Chúng tôi nói chuyện vui vẻ một lúc. Khi
tôi ra về, thầy ấy nói thêm: "Thưa ông, quả đã có nhiều người khen tóc tôi".
Tôi dám cuộc với bạn rằng bữa đó thầy về nhà, vui như sao, kể lại chuyện cho vợ
nghe và buổi tối, khi rửa mặt, ngắm bộ tóc trong gương, tự nhủ, "Kể ra tóc mình
đẹp thiệt".
Khi tôi kể lại chuyện đó, một người học trò tôi hỏi: "Nhưng ông muốn cầu người
đó điều chi?".
Tôi muốn cầu người đó điều chi ư? Trời cao đất dày! Nếu chúng ta ích kỷ một cách
ti tiện đến nỗi không phân phát được một chút hạnh phúc cho người chung quanh,
đến nỗi hễ khen ai là cũng để hy vọng rút của người ta cái lợi gì, nếu tim ta không
lớn hơn trái ổi rừng, thì chúng ta có thất bại cũng là đáng kiếp.
Nhưng quả tôi có cầu anh chàng đó cho tôi một vật, một vật vô cùng quý báu: là sự
hài lòng cao thượng vì đã có một hành vi hoàn toàn không vị lợi, một hành vi nhân
từ mà ta sẽ vui vẻ nhớ tới hoài.
Có một định luật quan trọng nhất mà chúng ta phải theo khi giao thiệp. Theo nó thì
việc gì cũng hóa dễ, trở ngại gì cũng thắng được, ta sẽ có vô số người thương, sẽ
thành công và vui sướng.
Nếu làm trái luật đó tức thì những nỗi khó khăn sẽ hiện ra. Luật đó là: "Luôn luôn
phải làm cho người cảm thấy sự quan trọng của họ". Như trên kia tôi đã nói, giáo
sư John Dewey cho rằng thị dục huyễn ngã là thị dục mạnh nhất của loài người.
Chính thị dục đó làm cho người khác loài vật.
Trong mấy chục thế kỷ, các triết nhân tìm kiếm những định luật chi phối những sự
giao thiệp giữa người với người và tất cả những sự tìm tòi đó đều đưa đến mỗi một
quy tắc không mới mẻ gì, một quy tắc đã có từ hồi nhân loại mới có sử. Ba ngàn
năm trước. Zoroastre đã dạy quy tắc đó cho dân Ba Tư thờ thần lửa. Hai mươi bốn
thế kỷ trước, Khổng Tử đã giảng tới nó. Lão Tử cũng đã đem ra dạy học trò.
Năm thế kỷ trước Thiên Chúa giáng sinh, Đức Thích Ca đã tuyên bố nó trên bờ
sông Hằng, mà quy tắc đó đã được phép trong sách đạo Bà La Môn, một ngàn năm
trước khi Đức Thích Ca ra đời.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgxy-_szrns8WmZ60P2sYwv4vagt1eOXc-L7YDiXWdcawZhV9GnVeY-ElzqILpgil1sB4FITQLclA8VDDskrwCItGbT_x0b3FKWg39MsjovgO5tE2klvlwtXTh2K_zxHAXq-qUUfP5g6mc/s320/etienanh-coinguon.jpg)
tóm tắt trong một câu này, có lẽ là định luật quan trọng nhất trong thế giới:
"Con muốn được người ta cư xử với con ra sao thì con cư xử với người ta như
vậy".
Bạn muốn những người bạn gặp gỡ đồng ý với bạn. Bạn muốn người ta thừa nhận
tài năng của bạn. Tự thấy mình quan trọng trong khu vực của bạn, bạn thấy thích.
Bạn ghét những lời tán dương giả dối thô lỗ, nhưng bạn cũng thèm khát những lời
khen thật. Bạn muốn bạn thâm giao với bạn đồng nghiệp cực lực tán thành và
không tiếc lời ca tụng bạn. Hết thảy chúng ta ai cũng muốn như vậy.
Vậy chúng ta hãy tuân lời Thánh kinh: "Muốn nhận của người ta cái gì thì cho người ta cái đó".
Ta cần phải xử sự như vậy khi nào? Bằng cách nào?... ở đâu?... Xin đáp: Bất kỳ lúc
nào và bất kỳ ở đâu.
Sáu cách gây thiện cảm:
1- Thành thật chú ý tới người khác.
2- Giữ nụ cười trên môi
3- Xin nhớ rằng người ta cho cái tên của người ta là một âm thanh êm đềm nhất,
quan trọng nhất trong các âm thanh.
4- Biết nghe người khác nói chuyện. Khuyến khích họ nói về họ.
5- Họ thích cái gì thì bạn nói với họ về cái đó.
6- Thành thật làm cho họ thấy sự quan trọng của họ.