Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

“Chìa khóa vạn năng” cho kỹ năng Speaking

1. Nói thật chậm (Always speak slowly)



Hầu hết những người học tiếng Anh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm “nói càng nhanh càng tốt” này là hoàn toàn sai lầm.

Bạn hãy cố gắng nói thật chậm và chính xác. Tất nhiên bạn không nên nói quá chậm nhưng phải đủ chậm để bạn có thời gian thực hiện các thao tác từ môi, lưỡi và âm của từ một cách chính xác. Nếu như bạn nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của bạn sẽ nặng và khó hiểu hơn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì bạn sẽ không có đủ thời gian để hình thành âm vị và ngữ điệu chính xác. Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc nói căn bản để có thể đạt được những gì bạn muốn.

2. Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words)

Như đã được đề cập ở trên, luyện nói tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Điều này không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe. Chính vì vậy, bạn nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào thì kỹ năng speaking của bạn sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, đây không phải là một việc đơn giản mà đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong luyện tập. Sau khi các bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đã được đặt ra ở trên, bạn có thể bắt đầu kết hợp những kỹ năng đó trong các cuộc đàm thoại hàng ngày. Hãy kiên nhẫn với bước luyện tập này và bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt trong việc nói tiếng Anh!

3. Gắn liền với ngữ pháp mà bạn đã học (Stick to grammar you have mastered)

Không giống như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh có một trật tự từ và những nguyên tắc ngữ pháp cần phải tuân theo. Nếu như tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của bạn mà bạn lại áp dụng các nguyên tắc ngữ pháp của ngôn ngữ bạn vào việc nói tiếng Anh thì theo một lẽ tự nhiên bạn đã gặp lỗi rất lớn trong ngữ pháp tiếng Anh. Việc thực hiện các cấu trúc và nguyên tắc ngữ pháp trong việc thực hành nói tiếng Anh không đơn giản một chút nào.

Chính vì vậy, khi giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy cố gắng sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mà bạn đã được học và nắm vững. Nếu như bạn chỉ nắm vững những cấu trúc và mẫu câu đơn giản, bạn sẽ chỉ nên sử dụng chúng cho tới khi bạn có thể chắc chắn sử dụng đúng những cấu trúc phức tạp hơn. Trong văn nói, sẽ không ai để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp để đánh giá khả năng của bạn và thậm chí là cũng không ai nhận ra mức độ của các cấu trúc mà bạn đang sử dụng. Điều duy nhất mà họ nhận ra chính là những lỗi mà bạn mắc phải, chính vì vậy nguyên tắc này có thể xem là một chìa khóa vàng để bạn hoàn thiện kỹ năng speaking của mình!

4. Ghi âm lại những gì bạn nói (Record your speech often)

Ghi âm lại những gì bạn nói được xem là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm tra xem mình đã nói đúng chưa? Người khác có hiểu bạn đang nói gì không? Nhận biết được sự thay đổi trong giọng nói của bạn là bước cần thiết đầu tiên để hoàn thiện khả năng nói tiếng Anh của bạn. Trong việc thực hành kỹ năng speaking với chiếc máy ghi âm của mình, bạn có thể nhận biết được những lỗi sai trong phiên âm, ngữ pháp, trọng âm, ngắt câu, nối từ.

 Trình tự thực hành có thể là:
- Hầu như máy tính đầu có trang bị thiết bị để ghi âm nên bạn có thể tận dụng chúng trong việc thực hành. Nếu như không có sẵn máy tính, một chiếc đài băng hoặc máy ghi âm kỹ thuật số với một chiếc micro là một sự thay thế khá tốt. Mỗi lần thực hành như vậy, bạn chỉ cần thực hành bất cứ chủ đề nào trong vòng 1-2 phút.
- Sau đấy bạn nghe lại đoạn băng vừa ghi và bắt đầu phân tích, hãy thật khách quan khi nhận xét bạn đang nói ở tốc độ như thế nào? Bạn có thể hiểu được bạn nói bao nhiêu phần? Đồng thời gạch chân những từ mà bạn đã phát âm sai, hoặc phát âm thiếu (chú ý: âm cuối hoặc âm giữa của từ thường xuyên bị bỏ sót).
- Ghi lại những từ bạn nghe được hay những từ bạn nhấn mạnh hoặc là trọng âm của câu.

5. Âm lượng lớn (Speak loudly enough)

Một trong những yếu tố giao tiếp quan trọng chính là âm lượng, bất kể khi bạn nói với 1 người, 10 người hay cả trăm người thì bạn cũng cần phải nói đủ lớn để tất cả những người có mặt đều có thể lắng nghe bạn nói một cách dễ dàng? Nếu như bạn nói quá nhỏ, điều gì sẽ xảy ra?
- Người nghe có thể yêu cầu bạn nhắc lại, nói to hơn nữa hoặc là làm rõ những điều bạn đang trình bày.
- Thái độ của mọi người sẽ thể hiện cho bạn thấy bạn đang gặp lỗi trong bài nói của mình, có thể bạn sẽ mất tự tin và không tiếp tục được nữa.

Vậy làm thế nào để khắc phục điểm yếu này? Giải pháp không chỉ là vấn đề âm lượng mà điều quan trọng hơn nữa là không gian mà bạn thực hành. Có thể ban đầu bạn chỉ thực hành nói trong một phòng rất bé, sau đó bạn dần dần mở rộng không gian và thay đổi âm độ nói cho mình làm sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn không thể thực hành kỹ năng này một mình được bởi vì bạn cần có một (hoặc nhiều) người cùng luyện tập với bạn để có thể đánh giá được sự hợp lý trong âm lượng của bạn, đồng thời cũng là mục tiêu và đối tượng để bạn nói. Thực hành nói với một âm lượng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể điều chỉnh được âm lượng của mình phù hợp với từng không gian và hoàn cảnh khác nhau.

http://www.tienganh123.com/kinh-nghiem-hoc-tap/203-chia-khoa-van-nang-cho-ky-nang-speaking.html

Cải thiện khả năng phát âm khi học tiếng Anh


Buớc 1: Đọc nhiều
Hãy đọc to các từ trong một cuốn sách hay tạp chí nào đó. Mặc dù điều này nghe có vẻ buồn cười, nhưng có một thực tế là một người càng nói to bao nhiêu thì anh ta có thể nghe thấy giọng mình rõ hơn bấy nhiêu và khi đó có thể phát hiện lỗi của mình tốt hơn. Người học cũng có thể sử dụng một máy ghi âm để ghi lại lời nói và lắng nghe lại nó để tìm ra lỗi và chỉnh sửa cho lần sau. Ví dụ trong đoạn văn: “In a city of secret economies, few are as vital to the life of New York as the business of nannies, the legions of women who emancipate high-powered professionals and less glamorous working parents from the duties of daily child care”. Bạn đọc chúng khoảng 3 lần bạn sẽ thấy các từ trong đoạn văn này bạn sẽ phát âm tốt hơn rõ rệt.


Buớc 2: Nghe và nhắc lại
Hãy nghe văn bản được đọc chính xác. Có rất nhiều đĩa và chương trình dạy tiếng Anh bao gồm các văn bản bằng tiếng Anh mà bạn có thể đọc và nghe cùng một lúc. Lắng nghe và đọc cùng để phát âm chính xác các từ. Khi đĩa CD hay DVD là bật lên, hãy đọc cùng và nói những từ mà đang được đọc bởi người nói trên đĩa để học đựợc cách phát âm chính xác luôn.


Buớc 3: Tập nói một mình
Hãy tập nói trước gương bởi khi nói tiếng Anh đòi hỏi miệng của một người di chuyển theo những cách cụ thể. Tập nói trước gương có thể giúp một người phát triển đúng các cử động của lưỡi, môi và hàm. Ví dụ như:
- Nguyên âm (vowels): lưỡi nằm giữa khoang miệng, và không chạm vào bất cứ bộ phận nào trong miệng.
- Phụ âm (consonants): 3 nhóm:
+ môi (lips): để phát âm, 2 môi phải chạm nhau, ví dụ "M", "B", "P"; hoặc môi phải chạm răng, ví dụ "V","F".
+ sau răng (behind the teeth): lưỡi chạm phần sau của hàm trên, ví dụ "N", "L", "D",...
+ họng (throat): âm đi từ cuống họng (khi phát âm phải cảm thấy cuống họng rung), ví dụ "H", "K",...
Hãy dành vài phút mỗi ngày để tự mình tập phát âm các từ rồi tăng lên câu tồi một đoạn văn.


Buớc 4: Hỏi xin lời khuyên.
Hãy nhờ một người bản xứ lắng nghe bạn khi bạn nói. Hãy làm lại theo nhận xét mà người bản xứ chỉ dẫn cho bạn. Tốt nhất là hỏi người bản xứ sửa cho bạn vào cuối mỗi câu để bạn có thể sửa được ngay những lỗi phát âm mắc phải ngay lúc đó. Nếu bạn không tìm được một người bản xứ nào thì bạn có thể hỏi các thầy cô giáo hay bạn bè học khá hơn và nhờ họ giúp đỡ. Bạn sẽ thấy việc để người khác lắng nghe mình nói là rất cần thiết.


nguồn http://www.tienganh123.com/kinh-nghiem-hoc-tap/213-cai-thien-phat-am-tieng-anh.html

Bí quyết tăng cường "Dung Lượng" bộ nhớ khi học từ vựng

1. Chọn từ vựng gây “sốc”:
Khi đối diện với một từ đặc biệt gây sốc với bạn tức là từ đó tạo cho bạn những cảm xúc mạnh mẽ thì bạn sẽ nhớ nó hơn hết thảy những từ mới khác.

2. Chọn từ vựng có tính chất hài hước:
Từ có tính hài hước tức là nó tạo cho bạn cảm giác buồn cười. Những kiểu từ đó cũng rất dễ đi vào trí nhớ của người học.


3. Học từ vựng kèm với âm nhạc:
Khi học từ vựng nếu từ đó được đặt trong những đoạn có vần điệu thì cũng rất dễ nhớ và dễ đi vào tâm trí người học. Đó là lý do tại sao người ta thường kết hợp học tiếng Anh qua các bài hát. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng bắt gặp một từ ngẫu nhiên nào trong các bài hát. Vì thế người học ngoại ngữ hãy mạnh dạn hát lên những từ, cụm từ với âm điệu riêng do chính bạn sang tạo ra. Học hát những bài hát đơn giản với mục tiêu ngôn ngữ.

4. Học từ ngữ với ý nghĩa riêng với bản thân:
Từ những thông điệp được chuyển tải bởi giáo viên hoặc trong sách giáo khoa, bạn hãy chuyển chúng thành những thông điệp có ý nghĩa riêng với bản thân hoặc có liên kết với chính bạn. Điều này rất quan trọng Hãy biến chúng thành kinh nghiệm riêng, môi trường riêng, thế giới riêng của chính bạn.

5. Từ ngữ có tính phát hiện:
Từ ngữ đó là do bạn tự mình khám phá nghĩa là bạn tự tìm thấy nó qua bài đọc, qua những lần nhìn lướt net hoặc qua những lúc khó khăn trong quá trình học ngoại ngữ. Khi gặp những từ như thế này bạn nên đoán nghĩa của chúng trước khi tra từ điển. Bạn hãy tiến thêm một bước nữa là hãy tập đặt những câu đơn giản có sử dụng đến những từ mới đó.

6. Kết hợp từ vựng với hình ảnh:
Đừng chỉ nên thiết lập một từ điển song ngữ trong đầu., việc đó sẽ khiến bạn phản ứng chậm trong khi giao tiếp vì đầu óc bạn còn bận dịch lại ý tưởng bằng tiếng Việt hiện ra trong đầu. Hãy rèn luyện khả năng liên kết trực tiếp khái niệm với thuật ngữ tiếng Anh tương ứng hay nói cách khác tập tư duy bằng tiếng Anh. Bạn chỉ có thể sử dụng tiếng một cách trôi chảy và mạch lạc khi khả năng trên đã trở thành kỹ năng. Đây là một phương pháp giảng dạy và học từ mới hiệu quả.

7. Đọc những tài liệu đáng tin cậy.
Hãy bắt đầu bằng những chủ đề mà bạn hứng thú trên Internet, hoặc thư viện với mục đích học từ vựng. Đọc là một con đường quan trọng để mở rộng vốn từ. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thú vị qua việc đọc.
Ngày nay là thời đại của Internet và máy nghe nhạc Ipod. Bạn có thể download những bản ghi âm của những bài thơ, thành ngữ, những bài diễn văn chính trị hoặc bất cứ thứ gì trong mục tiêu học ngôn ngữ của bạn và ở trình độ thích hợp. Bạn có thể nghe chúng mọi nơi, mọi lúc. Qua đó, bạn vừa nâng cao được kỹ năng nghe, vừa cải thiện được vốn từ vựng của mình. Chúc các bạn thành công!
Và cuối cùng là hãy hứng thú với việc học: Đừng nghĩ về việc học từ vựng như là một hình phạt. Hãy nghĩ về nó như một sở thích dễ chịu với những phần thưởng đạt được từng ngày và một lợi ích lớn lâu dài. Hãy tự khen thưởng mình khi bạn đạt được những điều mới. Từng bước, từng bước bạn sẽ tạo ra bước nhảy về chất qua sự cố gắng của mình. Thái độ với việc học rất quan trọng.

nguồn  http://www.tienganh123.com/kinh-nghiem-hoc-tap/211-bi-quyet-tang-cuong-dung-luong-bo-nho-khi-hoc-tu-vung.html

Danh ngôn song ngữ về mọi lĩnh vực

Học tập (Study):
  • "Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever." - Gandhi ("Hãy sống như ngày mai sẽ chết. Hãy học như sẽ sống suốt đời")
  • "Fools learn nothing from wise men, but wise men learn much from fools." - Johann Kaspar Lavater ("Người ngu ngốc không học hỏi được gì từ người khôn ngoan, nhưng người khôn ngoan học hỏi được nhiều từ người ngu ngốc.")
  • "Reading without reflecting is like eating without digesting" - Edmund Burk ("Đọc mà không suy nghĩ giống như ăn mà không tiêu hóa")

Cơ hội (Opportunity):
  • "There are more men who have missed opportunities than there are who have lacked opportunities" - La Beaumelle ("Chỉ có những người bỏ lỡ cơ hội, chứ không có những người không có cơ hội")
  • "Where there is a will, there is a way" - Pauline Kael ("Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường" )

Tình yêu (Love):
  • "Brief is life but love is long" - Alfred Lord Tennyson ("Cuộc đời ngắn ngủi nhưng tình yêu thì dài")
  • "I much prefer being unhappy while loving you to never having seen you" - Guilleragues ("Thà rằng yêu em mà đau khổ còn hơn cả một đời ta không biết em.")
  • "Only do what your heart tells you" - Princess Diana ("Chỉ làm những gì con tim mách bảo")
  • "The first symptom of true love in a young man is timidity, in a girl it is boldness." - Victor Hugo ("Triệu chứng đầu tiên của tình yêu chân thành ở người con trai là sự rụt rè, còn ở người con gái là sự táo bạo.")
Kiến thức:
  • "Knowledge is a treasure, but practice is the key to it." - Thomas Fuller ("Kiến thức là một kho báu, nhưng thực hành là chìa khóa để mở nó")
Mục đích:
  • "Living without an aim is like sailing without a compass" - J. Ruskin ("Sống mà không có mục đích giống như đi thuyền mà không có la bàn")

Kinh doanh:
  • "The golden rule for every business man is this: Put yourself in your customer’s place." - O.S. Marden ("Quy tắc vàng đối với mỗi doanh nhân chính là đặt mình vào vị trí khách hàng.")
http://www.etienganh.com/2011/11/danh-ngon-song-ngu-anh-viet.html

Taylor Swift và thưởng thức các bài hát hay nhất


Thông tin về Taylor Swift và các bài hát hay nhất của Taylor Swift

If i let you go - Westlife



 
day after day
time pass away
and I just can't get you off my mind
nobody knows
I hide it inside
I keep on searching but i can't find

the courage is to show
to letting you know
I've never felt so much love before
and once again I'm thinkin' about
takin' the easy way out

but if I let you go
I will never know
what my life would be
holding you close to me
will I ever see
you smiling back at me
oh yeah
how will I know
if I let you go

night after night
I hear myself say
why can't this feeling just fade away
there's no one like you
you speak to my heart
it's such a shame
we're worlds apart

I'm to shy to ask
I'm to proud to lose
but sooner or later I've gotta choose
and once again
I'm thinkin' about
taking the easy way out

but if I let you go
I will never know
what my life would be
holding you close to me
will I ever see
you smiling back at me
oh yeah
how will I know
if I let you go

if I let you go, oh baby

oooh

once again I'm thinkin' about
takin' the easy way out

but if I let you go
I will never know
what my life would be
holding you close to me (close to me)
will I ever see
you smiling back at me
oh yeah
how will I know
if I let you go

but if I let you go
I will never know
(oh baby)

will I ever see
you smiling back at me
oh yeah
How will I know
(how will i know)
if I let you go

lời dịch
Thời gian trôi qua
Và tôi không thể xoá nhoà hình ảnh em trong tâm trí
Không một ai biết
Tôi đã giấu nó trong lòng
Tôi cứ mãi kiếm tìm nhưng tôi không thể thấy

Nhưng phải có đủ dũng khí
Để cho em biết
Tôi chưa bao giờ yêu nhiều đến thế
Và một lần nữa tôi nghĩ ngợi
Để tìm ra một lối thoát dễ dàng cho chúng ta

Nhưng nếu tôi để em ra đi
Làm sao tôi biết được
Cuộc đời tôi sẽ ra sao
Ôm em thật chặt
Liệu tôi có được thấy
Em mỉm cười với tôi
Làm sao tôi biết được,
Nếu tôi để em đi

Đêm dài đằng đẵng
Tôi tự nhủ với bản thân
Sao cảm xúc này không phai nhạt
Chẳng có ai như em
Em trò chuyện với trái tim tôi
Thật đáng tiếc,
chúng ta phải cách xa

Tôi quá ngại ngùng chẳng dám bày tỏ
Mà cũng quá kiêu hãnh chẳng muốn thua cuộc
Nhưng sớm hay muộn tôi cũng phải chọn lựa
Và một lần nữa
Tôi nghĩ về một lối thoát dễ dàng cho chúng ta

Nhưng nếu tôi để em ra đi
Làm sao tôi biết được
Cuộc đời tôi sẽ ra sao
Ôm em thật chặt
Liệu tôi có được thấy
Em mỉm cười với tôi
Làm sao tôi biết được,
Nếu tôi để em đi


 ''but if I let you go
I will never know
what my life would be" là như thế đấy...hãy cố gắng đến cùng trước khi từ bỏ nó bạn ạ! nếu bạn không bỏ cuộc thì biết đâu người ấy sẽ là của bạn! dù cơ hội cho thật mong manh! vì cuộc sống đơn thuần chỉ là sự cố gg của con ngừoi thôi mà!....

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Without You - David Guetta ft. Usher





I can’t win, I can’t wait

I will never win this game without you, without you

I am lost, I am vain,

I will never be the same without you, without you



I won’t love, I won’t love

I will never make it past without you, without you


I can’t rest, I can’t lie

All I need is you and I, without you



Without….



You! You! You! You!

You! You! You! You!



Can’t erase, so I’ll take blame

But I can’t accept that we were strange without you, without you


I can’t quit now, this can’t be right





I can’t take one more sleep this night without you, without you

I won’t sob, I won’t cry

If you’re not here, I’m living life without you, without you



I can’t look, I’m so blind

Lost my heart, I lost my mind without you



Without….




You! You! You! You!

You! You! You! You!

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Sáu cách gây thiện cảm - Dale Carnegie - P5

Chương Năm

Làm sao để gây thiện cảm

Những ai đã gặp Tổng thống Théodore Roosevelt đều ngạc nhiên về sự biết nhiều,
hiểu rộng của ông. Bất kỳ một người chăn bò hay là một kỵ binh, một nhà chính trị
hay một nhà ngoại giao lại thăm ông, ông đều biết cách nói hỏi chuyện người đó.
Bí quyết của ông ư? Giản dị lắm. Khi Roosevelt phải tiếp một người khách, thì cả
buổi tối hôm trước ông nghiên cứu vấn đề mà ông biết khách ưa nói tới hơn hết.
Cũng như hết thảy những người dẫn đạo quần chúng, ông biết rằng cách thần diệu
nhất để chiếm lòng người là bàn tới vấn đề mà người đó thường ấp ủ trong lòng.
Một thiên tài, William Lyon Phelps, trước làm giáo sư văn chương ở Đại học
đường Yale, đã hiểu chân lý đó từ hồi còn nhỏ. Trong một bài tiểu luận về "Nhân
tánh" ông kể:

"Khi 8 tuổi, tôi về nghỉ hè ở nhà cô tôi. Một buổi tối, một ông khách lại chơi. Sau
khi chào hỏi cô tôi, ông hết sức chú ý tới tôi. Hồi đó tôi mê chơi tàu lắm và ông nói
về tàu một cách làm cho tôi thích đặc biệt. Khi ông về rồi, tôi nhiệt liệt khen ông.
Đáng phục là dường nào! Ông ấy yêu tàu làm sao? Và biết rõ nó làm sao? Nhưng
cô tôi bảo rằng ông ấy làm luật sư ở Nữu Ước và chẳng bao giờ để ý tới tàu hết.
Tôi la lên: "Thế thì tại sao ông chỉ nói chuyện đến tàu cho cháu nghe?".
Cô tôi trả lời: "Tại ông là một người có giáo dục, ông thấy cháu mê chơi tàu thì
ông nói về tàu. Ông ráng sức gây thiện cảm với cháu".

Và William Lyon Phelps nói thêm: "Không bao giờ tôi quên lời nhận xét đó của cô
tôi".

Hiện tôi còn giữ một bức thư của ông Edward L.Chalif, một người hoạt động nhiều
cho các hội hướng đạo sinh.

Ông viết: "Một hôm hay tin có một đoàn hướng đạo sắp đi qua châu Âu họp đại
hội các hướng đạo sinh toàn cầu, tôi muốn cho một hướng đạo sinh của tôi dự cuộc
đó. Tôi bèn lại thăm ông Hội trưởng một Xí nghiệp vào hàng lớn nhất ở Mỹ, xin
ông cấp cho nó phí tổn du lịch.

Trước khi tới thăm ông, tôi tình cờ được hay rằng ông mới ký một tấm chi phiếu
một triệu mỹ kim, rồi sau khi hủy bỏ đi, vì không cần xài tới, ông đem đóng khung
lại, giữ làm kỷ niệm một vật hiếm có. Gặp mặt ông, tôi liền xin ông cho coi vật quý đó. Một chi phiếu một triệu mỹ kim! Tôi nói với ông rằng tôi chưa từng biết người nào ký một chi phiếu khổng lồ như vậy và tôi muốn kể lại cho những hướng đạo sinh của tôi rằng chính mắt tôi đã thấy một chi phiếu một triệu đồng! Ông vui vẻ đưa tôi coi. Tôi ngắm nghía, thán thưởng và xin ông kể cho nghe vì những đại sự mà ông đã phát nó ra".

Các bạn nhận thấy rằng ông Chalif khi bắt đầu câu chuyện không hề nói tới thướng
đạo sinh, tới cuộc du lịch hoặc tới mục đích của ông. Ông chỉ nói tới vấn đề mà
ông kia ưa nhất. Và sự khéo léo của ông được thưởng như sau này:

Một lúc sau, ông hội trưởng hỏi tôi: "à! Ông lại thăm tôi có chuyện chi?". Tôi bày
tỏ lời yêu cầu tôi. Và ngạc nhiên làm sao, ông ưng liền, lại còn cho tôi nhiều hơn
số tôi muốn nữa. Tôi chỉ xin phí tổn cho một hướng đạo sinh, mà ông chịu phí tổn
cho tới năm người và cả cho tôi nữa, ông lại còn cho tôi một tờ tín dụng trạng để
tới châu Âu, lãnh một ngàn mỹ kim. Ông lại khuyên tôi nên ở châu Âu bảy tuần lễ.
Ông còn đưa cho nhiều bức thư giới thiệu tôi với các ông đại lý của ông. Khi
chúng tôi tới Paris, lúc ấy ông có mặt tại đó, ông tiếp đón chúng tôi và tự lái xe đưa
chúng tôi đi coi châu thành nữa.

"Từ hồi đó, ông đã kiếm việc cho nhiều hướng đạo sinh của chúng tôi mà cha mẹ
nghèo. Và cho tới nay, ông vẫn còn sốt sắng giúp đỡ đoàn của chúng tôi.
Tôi biết chắc rằng nếu trước kia tôi không kiếm được cái sở thích của ông và làm
cho ông vui lòng ngay từ lúc đầu, thì ông không cho tôi được một phần mười
những cái ông đã cho tôi".

Phương pháp đó có nên thi hành trong những giao thiệp về thương mãi không? Thì
đây, ta hãy xét tới trường hợp của ông Henry G. Duvernoy, một trong những nhà
làm bánh mì lớn nhất ở Nữu Ước.

Đã bốn năm rồi, ông ta kiếm cách bán bánh cho một khách sạn nọ ở Nữu Ước. Mỗi
tuần lại thăm ông chủ khách sạn một lần; mỗi khi ông này dự cuộc công ích nào thì
ông Duvernoy cũng có mặt tại đó, tới đỗi ông còn mướn phòng ở ngay trong khách
sạn đó để "thuyết" ông kia. Công dã tràng.

Sau khi theo học lớp giảng của chúng tôi, ông Duvernoy thay đổi chiến lược. Ông
kiếm cách dò biết thị hiếu của ông giám đốc khách sạn.
Tôi hay rằng - lời ông Duvernoy nói - ông ấy nhờ hăng hái hoạt động cho một liên
đoàn các chủ nhân khách sạn mà mục đích là phô trương "sự tiếp đãi niềm nở của
châu Mỹ", nên được làm hội trưởng hội đó. Liên đoàn đó sau được các chủ nhân khách sạn vạn quốc gia nhập và trở nên một hội quốc tế mà chính ông được làm hội trưởng. Hội nghị của những hội đó họp ở đâu thì dẫu phải lội suối trèo đèo, vượt đại dương, qua sa mạc, ông cũng tới dự. Cho nên lần sau gặp ông, tôi nói ngay tới liên đoàn của ông.

Và, các bạn ơi! Nồng nàn làm sao! Ông hùng hồn diễn thuyết trong nửa giờ đồng
hồ về tổ chức đó. Và tôi thấy rõ ràng những hội đó là cái "nghiện" của ông, là lẽ
sống của đời ông. Trước khi từ giã ông, thì ông đã bán cho tôi một tấm thẻ hội
viên.

Tôi không hề nói tới bánh của tôi. Nhưng vài hôm sau, người quản lý khách sạn
kêu điện thoại bảo tôi mang mẫu bánh lại để tính giá cả.
Người đó bảo tôi: "Không biết ông đã làm gì mà chủ tôi thích ông tới nỗi ngồi đâu
cũng chỉ nói tới ông thôi".

Các bạn thử tưởng tượng: Theo đuổi ông ấy bốn năm trời mà chẳng kết quả chi hết.
Nếu tôi không biết cách kiếm những thị hiếu và những cái ông ấy mê nhất thì bây
giờ chắc vẫn còn phải năn nỉ ông ấy mua giúp cho nữa".

Vậy muốn gây thiện cảm với ai, xin bạn:
"... Nói với người ấy về cái sở thích, hoài bão của họ".
Đó là quy tắc thứ năm.

Sáu cách gây thiện cảm - Dale Carnegie - P4

Chương 4

Bạn muốn thành một người nói chuyện có duyên không? Dễ lắm

Mới rồi, sau một tiệc rượu, chủ nhà mời tôi đánh bài. Tôi không biết chơi mà bà
ngồi bên cạnh tôi cũng vậy. Chúng tôi nói chuyện với nhau.
Bà ấy biết rằng hồi trước tôi có việc phải ở bên châu Âu năm năm.
Bà nói: "Ông Carnegie, tôi ước ao được ông tả cho tôi nghe những thắng cảnh bên
đó".

Khi chúng tôi lại ngồi trên một chiếc ghế dài, bà ta cho hay rằng mới ở châu Phi về
với chồng bà. Tôi nói: "Châu Phi có nhiều cái thú lắm. Tôi vẫn mong mỏi từ lâu
được dịp qua đó, mà chỉ đi một lần tới Alger rồi trở về. Tôi ở Alger được đúng hai
mươi bốn giờ đồng hồ... ở bên đó, ông bà có săn thú rừng không?... Có? Ông bà
thiệt gặp may tôi muốn được như ông bà lắm. Xin bà kể cho tôi nghe".

Bà ta diễn thuyết trong bốn mươi lăm phút, không nhớ gì tới những thắng cảnh bên
Âu nữa. Bà chỉ muốn gặp được người chăm chú nghe bà, để bà có cái vui được dịp
nói tới bà và những kỷ niệm của bà. Bà đó kỳ dị không? Thưa không! Vô số người cũng như bà. Tất cả chúng ta đều muốn diễn thuyết khi có người chăm chú nghe ta.

Trong một bữa cơm tối, nhà một người bạn làm nghề xuất bản, tôi được gặp một
nhà thực vật học có danh. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi được gặp một nhà thực
vật học và ông ấy nói chuyện nghe muốn mê. Tôi xích lại gần ông, nghe ông diễn
giải về các loài cây cỏ và những chi tiết lạ lùng về một cây rất tầm thường là khoai
tây... Ông khuyên tôi nhiều điều rất quý về cách giữ gìn khu vườn nhỏ của tôi.
Trong bữa tiệc đó, có mười hai ông khách nữa mà tôi như không biết có ai hết: tôi
phạm hết thảy những điều mà thường thức về xã giao để nghe trong mấy giờ đồng
hồ nhà thực vật học của tôi.

Tới nửa đêm tôi xin phép ra về. Sau này có người cho hay rằng, tôi vừa ra khỏi
phòng, nhà thông thái đó quay lại nói với ông chủ nhà, khen tôi thế này, thế khác
và cho rằng câu chuyện tôi rất hứng thú và tôi là một người ăn nói rất có duyên.
Tôi mà nói chuyện có duyên ư? Nhưng hôm đó tôi có thốt ra nửa lời nào đâu?

Giả thử tôi có nói, thì câu chuyện đã quay ra một vấn đề khác rồi; vì về khoa thảo
mộc học, tôi hoàn toàn không biết chút chi hết. Tôi chỉ mê mẩn nghe thôi. Vì
những điều ông giảng giải khích thích tôi nhiều lắm. Ông ấy thấy rõ như vậy và
điều đó làm cho ông vui là lẽ tự nhiên. Chăm chú nghe một người khác, khác gì
nhiệt liệt khen họ. Một văn sĩ nói: "Say mê nghe lời nói của một người, tức là tôn
kính người đó, mà rất ít người không cảm động trước sự tôn kính đó". Hôm ấy tôi
không những chỉ say mê nghe mà thôi, còn tỏ với ông ấy một tấm lòng quý mến và
ngưỡng mộ chân thành nữa. Tôi nói với ông rằng ông đã chỉ bảo với tôi rất nhiều,
và tôi nghe nói mà mê. Đó là sự thực. Tôi lại nói rằng: nếu được lang thang trong
một cánh đồng với ông thì thú vô cùng. Cái đó cũng là sự thực nữa.
Tôi ngỏ ý muốn được tái ngộ ông và thiệt tình tôi bây giờ rất muốn được gặp ông
lần nữa.

Đó, chỉ vì vậy mà ông khen tôi là nói chuyện khéo, sự thiệt tôi chỉ là một thính giả
kiểu mẫu và biết cổ vũ ông nói thôi.

Làm sao cho khách hàng có thiện cảm với ta, vui vẻ nghe ta, tin ta và theo ý ta?
Theo giáo sư C.W.Eliot thì không khó chi hết. Trước hết ta phải đặc biệt chăm chú
nghe họ. Không có chi làm đẹp lòng họ bằng.

Điều đó dễ hiểu quá mà! Không cần phải theo học bốn năm tại Harvard để tìm thấy
chân lý đó. Vậy mà tôi thấy và các bạn cũng thấy có những nhà buôn không ngần
ngại mướn những cửa hàng xa hoa, chú trọng về sự buôn hàng với cái giá hời nhất
để có thể bán rẻ, mà vẫn lời, cửa hàng họ trưng bày lộng lẫy, họ tiêu hàng trăm
đồng vào công cuộc quảng cáo, mà rồi rốt cuộc, mướn những người làm công
không biết nghệ thuật "nghe", ngắt lời khách hàng, cãi lại họ, làm mất lòng họ, như
vậy có khác gì đuổi họ ra khỏi cửa hàng không?

Xin các bạn nghe chuyện ông J.C. Wooton, một người học trò của tôi. Ông ấy mua
một bộ đồ tại một tiệm lớn nọ. Về nhà bận ít bữa ông bực mình vì thấy màu áo thôi
ra và làm đen cổ áo sơ-mi.

Ông đem bộ đồ đó lại tiệm, phàn nàn với người làm công đã bán bộ đồ đó cho ông.
Cũng không phải để phàn nàn nữa, mà để giảng giải cho người bán hàng nghe,
nhưng người này chưa nghe, đã ngắt ngay lời: "Chúng tôi đã bán cả ngàn bộ đồ thứ
đó, mà chưa hề có ai kêu nài chi hết". Lời thì như vậy, nhưng giọng còn tệ hơn nữa. Giọng hung hăng như muốn bảo: "Chú nói dối, chú ơi! Tôi đi guốc trong bụng chú rồi!".

Nghe thấy chúng tôi cãi cọ nhau, một người bán hàng khác chạy lại, chêm vào: Bộ
đồ màu đen nào, lúc mới đầu cũng hơi thôi ra như vậy, không thể tránh được...
Nhất là những bộ đồ giá đó. Tại nước nhuộm như vậy".

"Tôi giận sôi lên, ông Wooton nói, người bán hàng thứ nhất có ý cho tôi dối dá;
người thứ nhì muốn chê tôi đã mua đồ xấu, rẻ tiền. Tôi nổi điên, muốn liệng bộ đồ
vào đầu họ, thì thình lình, người chủ gian hàng tới. Người này thiệt thạo nghề, ông
làm cho một khách hàng đương thịnh nộ hóa ra hài lòng.

Ông làm ra sao?

Trước hết: ông nghe câu chuyện của tôi từ đầu chí cuối, không nói nửa lời.
Sau: khi tôi ngừng nói, hai người bán hàng kia bày lý lẽ của họ ra thì ông bênh tôi
mà bẻ lý lẽ của họ. Không những ông công nhận rằng quả áo ngoài đã thôi và làm
đen cổ áo sơ-mi tôi mà ông còn nhắc lại rằng bất kỳ món hàng nào bán ở tiệm đó,
cũng phải làm cho khách hàng về nhà hoàn toàn vừa ý.

Sau hết: ông nhận rằng không biết tại sao nó lại thôi ra như vậy, và ông thẳng thắn
nói với tôi: "Xin ông cho biết chúng tôi phải làm sao, và chúng tôi sẽ tuân lệnh
ông".

Năm phút trước, chắc là tôi đã la lên: "Ông giữ lấy bộ đồ quý hóa đó của ông".

Nhưng bây giờ tôi trả lời: tôi "chỉ muốn hỏi ý ông thôi; tôi muốn biết sau này nó
còn thôi nữa không và làm sao cho nó khỏi thôi". Ông ta khuyên tôi mang về bận thử một tuần nữa. Nếu lúc đó không vừa lòng thì sẽ mang lại đổi. Và ông ta lấy làm ân hận vì sự đó lắm. Tôi trở về, tươi tỉnh. Một tuần sau, áo đó quả nhiên hết thôi, và từ đó tôi hoàn toàn tín nhiệm cửa hàng đó".


Người đó được làm chủ gian hàng có chi lạ? Hai người bán hàng kia sẽ làm phụ
suốt đời... Có lẽ còn đổi họ xuống gói hay khuân đồ nữa là khác, để họ hết tiếp xúc
với khách hàng.

Nhiều khi muốn cho một người mắc bệnh càu nhàu kinh niên nguôi cơn giận chỉ
cần có một người kiên tâm hiểu họ, chịu làm thinh nghe họ, để họ mặc tình phùng
mang, trợn mắt như con rắn hổ, phun ra ngoài cái nọc độc nó làm cho họ đương
nghẹt thở.

Bạn muốn thành một người nói chuyện có duyên không? Dễ lắm

Vài năm trước, Công ty Điện thoại Nữu Ước có một thân chủ gắt gỏng, khó tính,
trần gian có một. Y làm đủ tình, đủ tội, dọa đập máy điện thoại, không chịu trả tiền
y thiếu, cho rằng công ty tính lộn, kêu nài trên mặt báo năm bảy phen, đầu đơn
kiện ở tòa và tại ủy ban các công sở. Sau cùng, muốn cho yên chuyện, công ty phái
một sứ giả khôn lanh nhất lại thăm con "ác là" đó. Sứ giả bình tĩnh nghe ông tướng
quạu đó, để mặc ông tuôn ra những lời cay đắng ra cho hả lòng, và chỉ gật đầu tán
thành và "mô phật".

Nghe ông ta tuôn ra trong ba giờ đồng hồ rồi về. Lần sau trở lại nghe ông ta tiếp
tục cuộc diễn thuyết giông tố của ông. Bốn phen như vậy. Lần thứ tư, trước khi về
nhà sứ giả đã nghiễm nhiên thành một Hội viên danh dự trong "Hội bảo trợ những
người dùng điện thoại", mà ông đó mới sáng lập. Hồi đó, cho mãi tới bây giờ cũng
vẫn vỏn vẹn có hai người đó làm hội viên thôi.

Nhà sứ giả chỉ việc chú ý nghe và kết quả là ông tướng quạu đó thành ra thuần hậu,
chịu trả hết số tiền đã thiếu công ty và chịu rút đơn không kiện công ty nữa. Thiệt
chưa từng thấy ông ta dễ dãi với công ty như vậy bao giờ.

Tại sao vậy? Là vì ông kêu nài, phản kháng để tỏ cái quan trọng của ông ra, khi
người thay mặt cho công ty chịu nhận thấy sự quan trọng đó, thì những nỗi bất
bình tưởng tượng của ông tan như mây khói hết.

Nhiều năm trước, một khách hàng giận dữ bước vào văn phòng ông J.F. Detmer, nhà sáng tạo xưởng dệt Detmer lớn nhất thế giới. Người đó rõ ràng thiếu của xí nghiệp Detmer mười lăm mỹ kim, viết thư đòi nhiều lần mà không chịu trả, hôm đó đi xe lửa từ nhà lại hãng, nói không những không trả tiền mà từ rày không thèm mua hàng ở hãng nữa.

Ông Detmer sẵn sàng kiên tâm nghe, khi người đó đã trút hết cơn lôi đình, bình
tĩnh lại rồi, cơ hội thuận tiện, ông Detmer mới ôn tồn nói: "Tôi cám ơn ông đã lại
tận đây để cho tôi hay những điều đó. Như vậy ông đã giúp tôi được một việc lớn
lắm; vì nếu phòng kế toán của chúng tôi đã làm cho ông bất bình thì chắc có nhiều
khách hàng dễ dãi cũng bất bình nữa. Và điều đó chúng tôi tất nhiên là muốn tránh.
Xin ông tin tôi, ông nóng lại phân trần với tôi một, thì tôi nóng muốn biết những
nỗi bất bình của ông tới hai kia".

"Ông ta chắc là tuyệt nhiên không ngờ tôi trả lời như vậy - ông Detmer kể lại. - Tôi tưởng ông ấy hơi cụt hứng vì ông ta từ xa lại cốt ý là để "xài" tôi cho hả... Thế mà đáng lẽ gây với ông ấy, tôi lại cám ơn ông! Tôi hứa với ông xóa nó đi vì "một người ngăn nắp như ông, tính toán mỗi một cuốn sổ tất là ít lẫn lộn hơn các viên kế toán của tôi phải tính toán sổ của cả ngàn khách hàng".

"Tôi lại thêm rằng, tôi hiểu lòng ông ấy lắm và ở địa vị ông ta, có lẽ cũng hành
động như ông. Rồi tôi lại giới thiệu với ông ấy vài nhà bán len khác vì ông ấy
không muốn mua giúp tôi nữa".

"Hồi trước, mỗi lần ông ấy ra tỉnh tôi thường mời ông dùng bữa trưa với tôi. Lần
này tôi cũng mời, ông ta bất đắc dĩ nhận lời... Nhưng tới chiều, khi cùng với tôi trở
lại phòng giấy của tôi, ông đặt mua cho tôi một số hàng lớn nhất từ trước đến giờ.
Ông về nhà bình tĩnh hơn và muốn tỏ ra công bằng với chúng tôi, cũng như chúng
tôi đã công bằng với ông, ông lục giấy tờ của ông ra, kiếm thấy toa hàng đã thất lạc
và gởi trả chúng tôi mười lăm mỹ kim với vài lời xin lỗi.

"Sau này, khi con trai ông ta sinh; ông lấy tên Detmer của tôi đặt tên đệm cho con
ông và ông còn là bạn thân và khách hàng của chúng tôi cho tới khi ông từ trần hai
mươi hai năm sau".

Đã lâu rồi, một cậu bé Hòa Lan tới di trú nước Mỹ. Cha mẹ cậu nghèo lắm. Tan
giờ học, cậu phải kiếm tiền bằng cách lau cửa kính một tiệm bánh mì và lượm
những cục than vụn mà những xe chở than để rớt trên đường. Tên cậu là Edward
Bok. Suốt thiếu thời, cậu đi học cả thảy có sáu năm. Vậy mà sau thành một trong
những nhà xuất bản tạp chí lớn nhất ở châu Mỹ. Chuyện đời cậu dài lắm. Nhưng
nguyên nhân kết quả đó là cậu thi hành những quy tắc dạy trong chương này.
Cậu thôi học từ hồi mười ba tuổi, phải làm công cho một công ty nọ. Nhưng vẫn
quyết chí học, học một mình. Cậu nhịn ăn bữa trưa và để dành tiền giấy xe điện
cho tới khi mua được một cuốn tự điển tả công nghiệp các danh nhân nước Mỹ. Và
cậu nảy ra một ý rất mới. Sau khi đọc tiểu sử các danh nhân hiện đại, cậu viết thư
cho nhiều vị yêu cầu họ cho biết thêm những chi tiết thuộc hồi thơ ấu mà tự điển
không ghi chép. Vì cậu tỏ ra "biết nghe" cho nên được các danh nhân đó kể chuyện
mình cho cậu. Hồi đại tướng J.A.Garfield ứng cử Tổng thống, cậu viết thư hỏi có
phải hồi thiếu thời đại tướng đã làm nghề kéo ghe trên kinh để độ nhật không? Và
Garfield trả lời cậu... Cậu lại viết thư hỏi đại tướng Grant xin cho biết những chi
tiết trong một trận mà đại tướng cầm quân. Grant vẽ cho cậu một bản đồ rồi mời
cậu (lúc đó cậu mới mười bốn tuổi rưỡi) lại nhà dùng cơm và nói chuyện.

Nhờ khéo kích thích những người đó, tả lại những thành công của họ - một vấn đề
mà bất cứ danh nhân hay thường nhân ai cũng ưa nói tới mà không chán - cho nên
cậu bé xuất thân hèn hạ đó không bao lâu được giao thiệp với một số lớn danh

nhân nước Mỹ và được nhiều vị tiếp đãi như khách quý. Sự giao thiệp đó nung đúc
cho cậu một đức tự tin quý báu, một hoài bão và một hy vọng cao xa, xoay chuyển
hẳn cả cuộc đời cậu. Và tôi nhắc lại, được vậy chỉ nhờ cậu thi hành những quy tắc
mà chúng ta đương nêu ra đây.

Isaac Marcosson, nhà quán quân về môn phỏng vấn các danh nhân, nói rằng phần
đông phỏng vấn viên không thành công chỉ vì quá chăm chú tới những câu vấn
thành ra không chú ý nghe những câu đáp... Nhiều danh nhân nói với Marcosson rằng họ ưa gặp một người biết nghe hơn là một người biết nói chuyện. Tai hại thay! Khả năng biết nghe đó hình như lại là khả năng hiếm thấy nhất. Không phải chỉ các danh nhân mới thích được người ta nghe mình nói đâu; về phương diện đó, thường nhân cũng như họ. Một văn sĩ đã nói: "Nhiều người mời lương y tới chỉ để kể lể tâm sự thôi".

Trong những ngày đen tối nhất của cuộc Nam Bắc chiến tranh, Lincoln viết thư
mời một ông bạn cũ ở xứ Illinois tới Washington để bàn về vài vấn đề. Ông bạn tới
Bạch Cung và Lincoln nói với ông trong mấy tiếng đồng hồ về tờ bố cáo ông tính
công bố để thủ tiêu chế độ nô lệ. Lincoln ôn lại tất cả những lý lẽ bênh vực đạo
luật đó và những lý lẽ chống đạo luật đó; ông đọc lại hết cả những bức thư và bài
báo nói về vấn đề đó, trong ấy có nhiều bài thống trách ông sao chưa phế trừ chế
độ nô lệ, lại có nhiều bài khác chỉ trích ông, vì ông muốn hủy bỏ chế độ đó.
Sau khi diễn thuyết một hồi lâu, Lincoln bắt tay ông bạn già, chúc ông ta bình an
và mời ông trở về Illinois, chẳng hỏi ý kiến ông ta một chút chi hết. Lincoln đã nói
để trút những nỗi suy nghĩ nó đè nặng trong lòng ông, như vậy để cho óc ông được
sáng suốt. Ông bạn già kể lại: "Khi ông Lincoln nói xong rồi, ông ấy bình tĩnh
hơn".

Lincoln không cần một người khuyên bảo, ông chỉ muốn có một bạn thân nghe ông
nói và hiểu ông để ông trút tâm sự của ông thôi. Hết thảy chúng ta chẳng như vậy
ư? Và ông khách hàng bực tức, người làm công bất bình, ông bạn mất lòng... đều
cần kiếm người để than thở.

Nếu các bạn muốn người ta trốn bạn, chế giễu lén bạn hay khinh ghét bạn thì bạn
làm như vầy: đừng bao giờ nghe người khác nói hết; bạn cứ nói hoài về bạn thôi.
Trong khi người khác nói, bạn nẩy ra một ý gì chăng, thì đừng đợi người ta nói hết
câu. Đợi mà làm gì? Câu chuyện người ta kể đâu có thú vị hay ho bằng câu chuyện
bạn sắp kể ra? Tại sao mất thì giờ nghe chuyện con gà con kê đó? Mạnh bạo đi, cắt
ngang câu người ta nói đi.

Bạn có quen ai hành động như vậy không? Riêng tôi, tôi đã thấy... Thực tai hại.
Chịu không nổi họ! Họ đầy tự phụ, say mê về cái quan trọng của họ! Nực cười
nhất là một số trong những kẻ đó lại được mọi người coi thuộc giới thượng lưu! Kẻ
nào chỉ nói về mình thì chỉ nghĩ tới mình thôi. Và "kẻ nào chỉ nghĩ tới mình thôi,
nhất định là một kẻ thiếu giáo dục". Ông Nicholas Murray Putler, giám đốc trường
Đại học Columbia nói vầy: "Dù kẻ đó học hành tới bực nào nữa thì cũng vẫn là
thiếu giáo dục".

Vậy nếu bạn muốn người ta coi là nói chuyện có duyên thì bạn phải biết cách nghe.
Nên nghe lời khuyên tài tình sau này của một người đàn bà: "Muốn được người
chú ý tới, trước hết phải biết chú ý tới người". Bạn nên đặt những câu vấn mà ai
cũng say mê đáp: tức như những câu hỏi về đời tư hay đời công của họ, những
thanh công của họ.

Nên nhớ rằng người nói chuyện với ta quan tâm tới những thị dục, những vấn đề
của họ trăm phần thì chỉ quan tâm đến ta, đến nỗi thắc mắc của ta một phần thôi.
Bệnh nhức răng giày vò người đó hơn là cảnh đói kém làm chết cả triệu dân Trung
Quốc. Một cái nhọt tại cổ người đó làm cho người đó lo lắng hơn bốn chục nạn
động đất ở Châu Phi. Lần sau, có nói chuyện với ai, xin bạn nhớ tới điều đó.

Vậy muốn cho người mến, bạn theo quy tắc thứ tư sau này:
"Biết chăm chú nghe; và khuyến khích người khác nói tới họ".

Sáu cách gây thiện cảm - Dale Carnegie - P3

Chương ba

Không theo quy tắc sau này tức là tự rước lấy thất bại

Năm 1898, Joe Farley chết một cách bất ngờ, để lại vợ góa và ba con côi với vài
trăm đồng bạc vốn.

Đứa lớn nhất tên Jim, mười tuổi, phải giúp việc trong một lò gạch: đẩy xe cát, đổ
cát vào khuôn, phơi gạch. Không có thì giờ học, nhưng có một thiên tài trời cho
riêng dân ái Nhĩ Lan là bẩm sinh đã biết nghệ thuật làm cho người khác thương
mình. Lớn lên, ông làm chính trị, tập nhớ tên họ và vẻ mặt của người khác, mà lần
lần trí nhớ đó trở nên kỳ diệu.

Không hề tòng học một trường đại học nào hết, mà chưa đầy bốn mươi sáu tuổi, có
tới bốn trường đại học cấp bằng danh dự cho ông, lại làm Hội trưởng ủy ban dân
chủ quốc gia, và Tổng giám đốc sở Bưu điện.

Một lần được ông tiếp, tôi hỏi ông bí quyết của sự thành công đó. Ông đáp: "Nai
lưng ra mà làm việc". Tôi cãi: "Đừng nói chơi mà!".

Ông hỏi lại tôi: "Vậy theo ông, bí quyết đó ở đâu?" Tôi đáp: "Người ta nói rằng
ông có thể gọi tên được mười ngàn người".
Ông cãi:

- Xin lỗi ông, ông lầm. Tôi có thể gọi tên năm chục ngàn người.

Nhờ trí nhớ kinh dị đó mà Jim Farley đi cổ động đắc lực cho ông Franklin
D.Roosevelt được quốc dân bầu làm tổng thống.

Phương pháp ông giản dị lắm. Mỗi lần ông mới làm quen với ai, ông hỏi tên họ
người đó và cách viết ra sao. Ông tìm cách biết rõ về gia đình, nghề nghiệp, màu
sắc chính trị người đó, ghi nhớ lấy rồi, lần sau gặp lại, - dù là cách một năm đi nữa
- ông cũng có thể vỗ vai người đó mà hỏi thăm về vợ, con, cả đến những cây trồng
trong vườn người đó nữa!

Vậy thì tới đâu ông cũng có bạn thân, có gì là lạ?
Mấy tháng trước cuộc bầu cư Tổng thống Roosevelt, Jim Farley viết mỗi ngày cả
trăm bức thư cho dân miền Bắc và miền Tây. Rồi ông đi trong mười chín ngày,
khắp hai chục xứ, trên ba chục ngàn cây số. Đi xe lửa, xe ngựa, xe hơi, tàu thủy.

Tới mỗi tỉnh, ông đãi các cử tri một bữa cơm trưa hay cơm tối, đem hết tâm can mà
bày tỏ thiệt hơn với họ, đoạn chạy biến qua tỉnh khác.

Trở về nhà, ông viết ngay thư cho một người ông quen nhất trong đám cử tri ông
mới đãi tiệc và xin cho biết tên những người đã có mặt hôm ông đãi tiệc cổ động.
Thành thử ông có một cuốn sổ ghi hàng ngàn tên những người ấy. Rồi mỗi cử tri
đó đều ngạc nhiên nhận được của ông một bức thư đề: "Bạn Bill thân mến". "Bạn
Joe thân mến..." và ký tên: "Jim".

Jim Farley hiểu rằng hạng trung nhân đều thấy tên mình êm ái hơn hết thảy những
tên khác. Nhớ được tên đó, đọc nó được một cách dễ dàng, tức là khen người đó
một cách kín đáo và khôn khéo. Còn nếu quên hoặc viết sai tên đó tức là làm cho
người ta khó chịu. Riêng tôi, tôi cho rằng người ta vô lễ với tôi, nếu trên bao thư
gởi cho tôi người ta đã biên sai tên tôi.

Những kỹ thuật gia giúp việc ông Andrew Carnegie biết rõ giả kim thuật hơn ông nhiều. Vậy tại sao ông vua thép đó thành công? Là vì ông biết dẫn đạo người. Ngay từ hồi ít tuổi, ông đã có tài tổ chức, thấu tâm lý và chỉ huy. Mới mười tuổi ông thấy rằng ai cũng cho tên họ của mình là vô cùng quan trọng. Một hôm, ông bắt được một con thỏ cái mới sanh được một bầy thỏ con. Mà không có chi nuôi chúng hết. Ông bèn dụ tụi bạn trẻ như vầy: "Nếu chúng bây chịu kiếm lá cây nuôi bầy thỏ thì ta sẽ lấy tên mỗi đứa đặt tên cho một con thỏ". Kết quả thần diệu. Và ông không bao giờ quên chuyện đó hết.

Nhiều năm sau, ông lại dùng thuật đó. Ông lấy tên của hội trưởng một công ty xe
lửa để đặt tên cho một xưởng lớn của ông và nhờ vậy mà công ty xe lửa đó thành
khách hàng mua đường rầy của ông!

Khi George Pullman và Carnegie tranh nhau độc quyền chế tạo những toa xe lửa
có giường ngủ cho một công ty hỏa xa nọ, hai bên chỉ trích lẫn nhau, đua nhau hạ
giá, thành thử đều không lời. Nhưng Carnegie nhớ ngay bài học con thỏ. Một hôm
gặp Pullman, ông chào: "Chào ông Pullman, ông có tin rằng hai đứa mình đều điên
hết không?".

Ông kia hỏi lại: - Ông muốn nói chi?
Carnegie bèn đề xướng với Pullman hợp hai công ty lại làm một, dùng những lời
quyến rũ vạch rõ những lợi chung của sự kết liên đó. Pullman chú ý nghe, nhưng
chưa tin hẳn. Sau cùng, ông hỏi: "Công ty mới đó sẽ đặt tên chi?". Carnegie tức
khắc trả lời: "Thì đặt là Công ty Pullman tất nhiên rồi".

Hiệu quả tức thì. Nét mặt ông Pullman tươi hẳn lên, rồi ông mời: "Ông vô phòng
tôi. Chúng ta sẽ bàn thêm...". Cuộc thương lượng đó đưa tới một khế ước, nó thay đổi cục diện kỹ nghệ thiết lộ ở Mỹ.

Cái tài nhớ được và kính trọng tên bạn, và tên những người cộng sự của ông, là
một trong những bí quyết đã làm cho ông nổi danh; ông tự phụ rằng nhớ được tên
họ một số đông thợ của ông, và khoe rằng ông còn đích thân chỉ huy xí nghiệp của
ông ngày nào, thì không có những vụ làm reo khuấy rối sự yên ổn và cần mẫn
trong các xưởng ông ngày đó.

Còn ông Paderewsky, một nhạc sĩ dương cầm nổi danh, rất được lòng người bếp da
đen hầu ông trong toa xe lửa riêng của ông. Mỗi lần ông đi biểu diễn tài nghệ về,
người bếp đó luôn luôn đích thân dâng ông một món ăn đêm mà ý nấu riêng để ông
dùng. Tại sao y quý ông như vậy? Tại ông theo lễ phép châu Âu, với một giọng
trịnh trọng gọi người đó bằng: "Ông Copper", chớ không kêu xách mé theo kiểu
Mỹ. Và "ông Copper" thích được gọi như vậy lắm.


Loài người cho tên mình là vinh dự lắm - Cho nên tìm đủ cách truyền nó lại đời
sau. Như ông Barnum là người keo bẩn có tiếng, chỉ vì không con nối dõi, mà dám bỏ
ra hai muôn rưỡi mỹ kim cho thằng cháu ngoại để y chịu theo họ ông.
Hai trăm năm trước, những người giàu có thường biếu tiền cho các văn sĩ để được
thấy tên mình trên chỗ đề tặng của tác giả.

Những thư viện, viện bảo tàng sở dĩ sưu tập được nhiều sách, đồ quý là nhờ những
phú gia biếu đồ hoặc quyên tiền và lưu danh lại sau này. Nhà thờ, đền chùa cũng
vậy: những người bỏ những số tiền lớn ra đục tượng, tô chuông là những ai?
Sở dĩ chúng ta quên tên người, phần nhiều là vì chúng ta không chịu mất công, mất
thì giờ chép lại, lặp lại cho nó in vào trong đầu óc chúng ta. Chúng ta tự bào chữa
rằng như vậy lâu quá, mà công việc ta bề bộn quá.

Nhưng chắc không có ai bận việc bằng Tổng thống Franklin D.Roosevelt. Vậy mà
ông có cách nhớ được cả tên, những người thợ máy ông đã gặp.

Hãng Chrysler đóng một chiếc xe hơi riêng cho Tổng thống F.D.Roosevelt, rồi cho
kỹ sư W.F.Chamberlain với một người thợ máy lại Bạch Cung giao xe cho Tổng
thống.

Ông Chamberlain tới, được Tổng thống tiếp đãi niềm nở vui vẻ lắm, gọi tên và
chào hỏi, tỏ rằng được ông Chamberlain tới chỉ những bộ phận xe cho ông, ông
hoan hỉ vô cùng. Ông ngắm nghía từng bộ phận nhỏ một, từ nệm ngồi cho tới cái
khóa cửa, tới thùng xe, nhất là những chi tiết nào do ông Chamberlain sáng tạo cho
tiện lợi, thì ông cứ muốn ghi nhớ lấy và chỉ cho bà Tổng thống, cho nữ Bộ trưởng
lao động Perkins và cô thư ký riêng của ông. Rồi ông khen không ngớt miệng:
"Thiệt tuyệt; chỉ cần ấn cái nút là xe chạy, chẳng khó nhọc chút chi hết. Đẹp quá...
tôi muốn có thì giờ tháo bộ máy ra xem xét nó chạy ra sao".

Khi ông Chamberlain chỉ cho ông xong rồi, Tổng thống quay lại nói: "Ông
Chamberlain, Hội đồng Ngân hàng liên bang đang đợi tôi từ nửa giờ rồi; xin kiếu
ông, tôi phải đi mới được...".

Lúc ông Chamberlain tới, có giới thiệu cho Tổng thống người thợ máy đi theo ông.
Anh này nhút nhát, đứng xa xa, không nói nửa lời, mà tên của anh trước sau chỉ
nhắc tới có một lần, vậy mà trước khi từ giã, Tổng thống đưa mắt kiếm anh ta, bắt
tay anh ta, gọi tên anh ta và cám ơn đã mất công tới. Những lời đó không phải thốt
ra như cái máy đâu, mà trái lại, có một giọng yêu mến thật thà. ít ngày sau, ông Chamberlain nhận được tấm hình với chữ ký của Tổng thống gởi biếu và mấy lời cám ơn một lần nữa. Thiệt không sao hiểu được ông kiếm đâu đủ thì giờ để làm công việc gây cảm tình đó.

Franklin D.Roosevelt biết rằng một trong những cách chắc chắn dễ dàng và công
hiệu nhất để làm cho một người vui lòng và nhớ tên họ người ấy và tỏ cho họ thấy
rằng họ quan trọng. Tổng thống Roosevelt còn làm như vậy, còn phần đông chúng
ta, ra sao? Chúng ta khi được giới thiệu với một người lạ nói chuyện với họ một
lát, rồi khi từ biệt không nhớ tên người ta để mà chào nữa.

Một nhà chính trị trước nhất phải nhớ tên những cử tri. Như vậy mới có danh và có
quyền được. Nếu không thì bị thiên hạ bỏ quên. Trong thương mãi và xã giao, sự
nhớ tên người cũng quan hệ không kém gì trong chính trị.

Hoàng đế Nã Phá Luân đệ tam khoe rằng dù việc nước bề bộn mà ông vẫn có thể
nhớ tên mỗi người ông đã gặp. Phương pháp ông giản dị lắm. Khi ông nghe không
rõ một tên nào, ông nói: "Xin lỗi, tôi chưa nghe rõ". Nếu tên hơi lạ, ông bảo người
ta đánh vần cho ông nhớ. Rồi trong khi nói chuyện với người đó, ông tìm cách nói
tên người đó vài ba lần và ráng ghi trong trí nhớ hình dáng, vẻ mặt người đó để khi
thấy người thì liên tưởng ngay tới tên được.

Nếu là một nhân vật rất quan trọng, ông viết ngay tên nhân vật đó trên một miếng
giấy, ngó kỹ nó, tập trung tư tưởng vào nó, cho nó khắc sâu trong óc. Như vậy, ông
vừa dùng tai và mắt để nhớ. Tất cả những cái đó mất thì giờ lắm. Nhưng, Emerson
nói, "lễ phép tức là phải chịu nhiều hy sinh nhỏ".

Vậy, muốn gây thiện cảm, xin bạn để ý tới quy tắc thứ ba này:

"Phải nhớ rằng tên một người đối với người đó là một âm thanh quan trọng và êm tai hơn hết thảy những âm thanh khác".

Sáu cách gây thiện cảm - Dale Carnegie - P2

Chương hai

Một cách dễ dàng để gây mỹ cảm lúc sơ kiến

Có nhiều bà muốn gây mỹ cảm, tiêu cả một gia tài để đắp vào thân những nhung
cùng vóc, đeo vào mình những vàng cùng ngọc, mà hỡi ơi, quên hẳn cái bộ mặt
của mình đi, bắt nó mang những nét chua ngoa và ích kỷ. Họ quên rằng đối với đàn
ông, nét mặt nụ cười quan trọng hơn tơ lụa khoác lên mình. (Nhân tiện, xin nhắc
bạn, ví như bà nhà đòi may một cái áo nhung, thì xin chớ trả lời bà bằng câu đó
nhé!).

Charles Schwab mà trên kia tôi đã kể chuyện, nói rằng nụ cười của ông ta đáng giá
một triệu đồng. Số đó còn dưới sự thực, vì tất cả sự thành công lạ lùng của ông đều nhờ tâm tính ông, duyên kín của ông. Mà chính nụ cười quyến rũ của ông lại là khả
năng khả ái nhất.

Một buổi tối, tôi được tiếp Maurice Chevalier, danh ca của thế giới. Thú thực là tôi
thất vọng. Tôi không ngờ ông ủ rũ, lầm lỳ như vậy, khác hẳn với trí tôi tưởng
tượng. Nhưng, bỗng nhiên, ông ta mỉm cười. Rõ ràng là một tia nắng xuyên qua
mây mù. Không có nụ cười đó, Maurice Chevalier có lẽ còn đóng bàn ghế ở Paris
như ông thân và anh em ông.

Mỉm cười với ai, tức như nói với người đó: "Tôi mến ông... Được gặp ông, tôi vui
vẻ lắm... tôi sung sướng lắm...".

Lẽ cố nhiên, nụ cười đó phải chân thật, tự đáy lòng phát ra mới quyến rũ, uỷ lại
được người, còn thử nụ cười nhích mép nở ngoài môi, như do một bộ máy phát ra,
không lừa được ai hết, chỉ làm cho người ta ghét thôi. Ông chỉ huy nhân viên một
cửa hàng lớn ở Nữu Ước nói rằng ông ưa mướn một cô bán hàng học lực sơ đẳng
mà nụ cười có duyên hơn là một cô cử nhân văn chương mà mặt lạnh như băng.
Tại sao ta thương loài chó? Tại chúng tung tăng, vui mừng đón rước ta, làm cho ta
vui lòng khi thấy chúng.

Nếu không thấy hứng thú khi làm một việc thì không thể làm nên việc đó.
Đã từng có người bắt tay vào việc làm với một lòng hoan hỉ vô biên và vì vậy mà
thành công. Nhưng lâu dần quen nghề, lòng hoan hỉ tiêu tan. Người đó chỉ còn làm
đủ bổn phận thôi. Rồi tới chán nản. Rồi tới thất bại.

Trong xã giao cũng vậy. Phải hoan hỉ giao du với người thì mới mong người hứng
thú giao du với mình.
Tôi đã khuyên cả ngàn thương gia như vầy:
"Các ông luôn trong một tuần lễ, lúc nào cũng mỉm cười, gặp ai cũng mỉm cười...
rồi các ông lại đây cho tôi biết kết quả ra sao".
Thì đây kết quả như vầy:
Ông Steinhardt viết thư cho tôi kể:
"Tôi có vợ 18 năm rồi, và trong thời gian đó ít khi tôi mỉm cười với nhà tôi. Từ
sáng dậy tới khi đi làm, tôi ít khi nói với nhà tôi quá 12 tiếng. Trong châu thành
Nữu ước này, tôi vào hạng người càu nhàu khó chịu nhất.

Nghe lời ông khuyên, tôi thí nghiệm "tuần lễ mỉm cười" và ngay sáng hôm sau, khi
rửa mặt, ngó trong gương, tôi tự nhủ phải bỏ cái bộ mặt đưa ma đó đi và quyết chí
mỉm cười.

Khi ngồi bàn ăn sáng, tôi hớn hở chào nhà tôi. Nhà tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi giữ
luôn như vậy trong hai tháng nay và đã tìm thấy được nhiều hạnh phúc trong gia
đình tôi, hơn cả một năm vừa qua.

Bây giờ, gặp người coi thang máy, người giữ cửa, người bán giấy xe, gặp ai tôi
cũng chào hoặc mỉm cười. Tôi không chỉ trích ai, chê ai hết, tôi khuyến khích và
khen ngợi. Tôi không nói chuyện tôi cho người khác nghe nữa và ráng hiểu những
nỗi lòng của người khác. Tôi biến thành một người mới, sung sướng, có lòng từ
thiện và được mọi người thương. Hỏi còn có phần thưởng nào quý hơn nữa
không?".

Xin bạn nhớ rằng người viết bức thư đó làm trọng mãi (mua bán chứng khoán) ở
thị trường chứng khoán Nữu Ước một nghề khó tới nỗi 100 người thì có 99 người
thất bại.

Franklin Bettger, một biện sư khéo léo nhất trong nghề bảo hiểm nói với tôi: "Từ
lâu, tôi đã hiểu rằng với nụ cười, đi đâu ta cũng được tiếp đón niềm nở hết. Cho
nên trước khi vô nhà một thân chủ nào, tôi dừng lại một chút, nghĩ tới tất cả những
sung sướng mà trời đã cho tôi. ý nghĩ đó tự nhiên làm nở nụ cười trên môi tôi... và
tôi gõ cửa, tươi tỉnh như đóa hoa. Một phần lớn, nhờ có thuật đó mà tôi thành
công".

Là vì, giáo sư William James nói: "Hành động cơ hồ theo sau tư tưởng, nhưng sự
thực thì cả hai đồng thời phát động. Dùng nghị lực để điều khiển hành động tức là
điều khiển những tình cảm một cách gián tiếp...".

Vậy khi mất cái vui rồi, muốn kiếm nó lại thì không cách nào bằng hành động như
nó đã trở về với ta rồi... Hạnh phúc của ta không do ngoại vật đem tới mà tự tâm ta
phát khởi. Hai người cùng ở một chỗ, cùng làm một nghề, gia sản ngang nhau, địa
vị trong xã hội bằng nhau mà một người sướng, một người khổ, là vì đâu? Vì tâm
trạng họ khác nhau. Trong số người làm công Trung Hoa, vất vả dưới ánh nắng
thiêu người, đổi chén mồ hôi lấy 7 xu mỗi ngày, tôi đã từng thấy nhiều nét mặt vui
tươi, như trên mặt các phú ông ở Nữu Ước.

Shakespeare (một thi hào nước Anh) nói: "Không có chi tốt mà cũng chẳng có chi
xấu; xấu tốt đều do tưởng tượng mà ra cả".

Abraham Lincoln nghiệm rằng phần nhiều người ta biết an phận mà được sung
sướng. Ông nói có lý và tôi đã có dịp nhận rõ sự thực đó:
Một hôm tôi gặp ở Nữu Ước 30 đứa nhỏ tàn tật, chống gậy hay nạng, lết bết leo lên
những bực của một nhà ga lớn. Có đứa phải cõng mới lên nổi. Tôi ngạc nhiên nghe
chúng vui cười giòn giã. Một người coi sóc chúng giảng cho tôi: "Khi một em đó
hiểu rằng mình sẽ tàn tật suốt đời, thì mới đầu như rụng rời, rồi bình tĩnh lại, cam
lòng với định mạng, rồi cảm thấy sung sướng hơn những đứa trẻ mạnh".
Tôi kính phục những em nhỏ đó. Các em đã cho tôi một bài học mà tôi sẽ ghi nhớ
suốt đời.

Xin các bạn đọc - và nhớ thi hành, vì đọc suông không có kết quả - những lời
khuyên chí lý sau này của giáo sư Elbert Hubbard:
"ở nhà ra, bạn ngửng đầu lên, đưa cằm ra; hít đầy phổi không khí và ánh sáng mặt
trời; mỉm cười với mọi người và thân ái siết tay người quen biết. Đừng mất thì giờ
nghĩ tới kẻ thù của bạn. Ráng vạch rõ trong đầu mục đích bạn muốn đạt và thẳng
tiến tới lý tưởng đó. Một khi bạn đã định kỹ những hành vi đẹp đẽ, cao cả, bạn
muốn làm thì tự nhiên ngày tháng sẽ đưa cơ hội thuận tiện tới lần lần cho bạn thực
hiện được ý bạn...".

Bạn hãy in sâu vào óc hình dung nhân vật có tài năng, trung tin và hữu ích mà bạn
muốn trở nên rồi mỗi giờ trôi qua, sức tưởng tượng sẽ lần lần thay đổi bạn cho tới
khi thành hẳn nhân vật đó...

Mãnh lực của tư tưởng thật tối cao. Bạn hãy nuôi lấy một tâm trạng quân tử: can
đảm, trung chính và vui vẻ. Vì tư tưởng đẹp thì hành vi rất đẹp. Đã ham muốn tất
cả phải thành công và lời cầu nguyện nào chân thành cũng được chuẩn hứa. Lý
tưởng ủ ấp trong lòng sẽ cấu tạo nên những hành vi hợp với lý tưởng. Ngửng đầu
lên, bạn, vì nếu trong mỗi cái kén có một con bướm chưa nở, thì trong tâm mỗi ta
có một điểm phật, chỉ đợi dịp phát huy.

Người Trung Hoa thiệt khôn. Câu phương ngôn này của họ phải được dán trong
nón chúng ta đội: "Người nào không biết mỉm cười, đừng nên mở tiệm". Và khi
bàn tới điều kiện mở tiệm, ông Fletcher đã phát ra những tư tưởng này:
Giá trị của nụ cười:

1- Một nụ cười chẳng mất vốn, mà lợi thật nhiều.
2- Một nụ cười không làm nghèo người phát nó nhưng làm giàu người nhận nó.
3- Một nụ cười chỉ nở trong khoảnh khắc, nhưng có khi làm cho ta nhớ tới suốt
đời.
4- Kẻ phú quí tới bực nào mà không có nó thì cũng vẫn còn nghèo; còn kẻ nghèo
hèn tới đâu, mà sẵn có nó thì vẫn còn cái vốn vô tận.
5- Nụ cười gây hạnh phúc trong gia đình, nó là nguồn gốc những hảo ý trong
thương nghiệp và là dấu hiệu của tình bè bạn.
6- Nó bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, nó là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng, là nắng
xuân cho kẻ buồn rầu, và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hóa để chữa lo âu.
7- Nụ cười không thể mua được, không thể xin như khất thực được, không mượn
được mà cũng không thể ăn cắp được. Vì ta khư khư giữ nó thì nó chẳng có giá trị
gì, nhưng nếu ta dùng nó một cách hào phóng thì giá trị nó vô cùng.
8- Cho nên khi bạn gặp một người mệt nhọc, không còn sức tươi cười với bạn
được, thì bạn hãy mỉm cười với người đó đi. Vì người nào không còn lấy một nụ
cười để tặng kẻ khác, người đó cần nhận một nụ cười hơn ai hết...
Vậy nếu bạn muốn được thương mến, xin nhớ quy tắc thứ hai này:
"Giữ nụ cười trên môi"

Sáu cách gây thiện cảm - Dale Carnegie - P1

Chương I

Để cho tới đâu cũng được tiếp đón niềm nở

Thiệt tình bạn cũng chẳng cần đọc sách này mới biết cách đắc nhân tâm. Bạn chỉ
cần áp dụng những phương pháp thu phục cảm tình của một con vật mà cả hoàn
cầu không ai không thương mến.

Lát nữa ra đường bạn sẽ gặp nó. Khi còn xa bạn chừng mười bước, nó đã bắt đầu
ve vẩy đuôi rồi. Nếu bạn ngừng lại mà vuốt ve nó thì nó chồm lên và tỏ ra trăm vẻ
yêu đương và bạn có thể biết chắc chắn rằng trong sự nồng nàn đó không có một
mảy may vụ lợi vì nó chẳng cần bạn mua giúp một vài món hàng ế, mà cũng chẳng
ham gì được kết duyên cùng bạn.

Có bao giờ bạn ngừng lại một phút mà suy nghĩ rằng trên vũ trụ này, chỉ có con
chó là không cần làm việc mà cũng sống một cách ung dung không? Ta nuôi gà, là
vì gà cho ta trứng: ta nuôi bò, là vì bò cho ta sữa; mà ta nuôi con hoàng yến cũng vì
tiếng hót của nó. Nhưng ta nuôi chó chỉ vì cái lý độc nhất là nó cho ta cái êm đềm
của tình thương.

Trong những kỷ niệm êm đềm nhất của tuổi thơ, tôi còn nhớ đến con Cún của tôi,
một con chó nhỏ, lông vàng, đuôi cụt mà cha tôi mua cho tôi có năm cắc. Cún chưa
hề đọc một trang sách tâm lý nào hết. Nó không cần đọc. Giáo sư William James,
giáo sư Harry A.Overstreet, không ngài nào dạy được cho nó một chút nghệ thuật
làm đẹp lòng người. Nhưng nó có phương pháp hoàn toàn để làm mọi người yêu
nó: là chính nó, nó yêu mọi người. Lòng yêu đó tự nhiên và chân thành tới nỗi tôi
không thể không mến nó được.

Các bạn muốn gây thiện cảm không? Hãy làm như con Cún: Quên mình và thương
người.

Con Cún hiểu rằng nếu sốt sắng qua tâm tới người, thì chỉ trong hai tháng sẽ có
nhiều bạn thân hơn là hai năm kiếm đủ cách làm cho người ta phải quan tâm tới
mình. Tôi phải nhắc lại câu đó:

Nếu các bạn sốt sắng thành thật quan tâm tới người khác thì chỉ trong hai tháng sẽ
có nhiều bạn thân hơn là hai năm gắng công bắt người khác quan tâm tới các bạn.

Vậy mà biết bao người một đời lầm lẫn không chừa, không biết định luật đó. Họ
nhất định muốn người khác phải chú ý tới họ. Công dã tràng... Thiên hạ không
nghĩ tới bạn đâu. Họ nghĩ tới họ, sáng, chiều, và tối.

Công ty Điện thoại ở Nữu Ước mới điều tra xem trong khi đàm thoại tiếng nào
được dùng nhiều nhất. Các bạn chắc đã đoán được... Đó là tiếng "Tôi". Trong 500
câu chuyện thì người ta dùng nó tới 3.900 lần. "Tôi", "Tôi", "Tôi"...
Khi bạn coi tấm hình trong đó có bạn chụp chung với những người khác, thì người
thứ nhất mà bạn ngó là ai?
Nếu bạn tin rằng mọi người đều chú ý tới bạn, thì xin bạn trả lời tôi câu này: "Nếu
bạn chẳng may chiều nay từ trần thì sẽ có bao nhiêu người đi tiễn bạn tới huyệt?".
Tại sao người khác quan tâm tới bạn trong khi bạn không quan tâm tới người ta
trước? Xin bạn cầm cây viết chì và trả lời câu hỏi đó trong hàng bỏ trắng dưới này.
Nếu chúng ta chỉ gắng sức kích động người khác để cho họ chú ý tới ta thì không
bao giờ có bạn chân thành hết. Đó không phải là cách gây được tình tri kỷ.
Alfred Adler, triết gia trứ danh, viết một cuốn sách rất hay đề là "Chân nghĩa của
cuộc đời", trong đó ông nói: ! "Kẻ nào không quan tâm tới người khác, chẳng
những sẽ gặp nhiều sự khó khăn nhất trong đời, mà còn là người có hại nhất cho xã
hội. Hết thảy những kẻ thất bại đều thuộc hạng người đó". Các bạn có thể đọc hàng
tá những sách về tâm lý mà không kiếm được một lời vừa đúng vừa nhiều nghĩa
như câu đó. Tôi rất ghét nói đi nói lại. Nhưng lời tuyên bố của ông Adler quan
trọng tới nỗi tôi phải chép nó lại lần nữa:

"Kẻ nào không quan tâm tới người khác, chẳng những sẽ gặp nhiều sự khó khăn
nhất trong đời, mà còn là người có hại nhất cho xã hội. Hết thảy những kẻ thất bại
đều thuộc hạng người đó".

Đời sống của Hoàng đế Nã Phá Luân, chứng minh lời nói đó. Khi ly dị Hoàng hậu
Joséphine, vì cớ bà này không thể cho ông người kế tự, ông than thở cùng bà trước
khi chia tay: "Sự phú quí vinh hoa của tôi, trần gian chưa từng thấy. Vậy mà cho
đến giờ này đây, bà là người độc nhất trên đời, tôi có thể tin cậy được".
Nã Phá Luân thì tin như vậy. Nhưng ai đã từng đọc sử đều buồn mà nhận thấy rằng
lòng tin đó quá đáng.

Ông Giám đốc tờ báo Collier'S nói: "Muốn cho độc giả thích những truyện ngắn
của bạn thì bạn phải yêu độc giả đã, phải chú ý tới họ". Chân lý đó đúng khi bạn
viết tiểu thuyết cho độc giả coi. Nó còn ba lần đúng hơn nữa, khi bạn trực tiếp nói
chuyện với người khác.

Howard Thurston, ông vua ảo thuật, trong 40 năm trời, đem tài bịt mắt thiên hạ
làm cho cả thế giới ngạc nhiên và thán phục; kiếm được gần hai triệu đồng; một
hôm thú với tôi rằng hồi ông nhỏ, đã phải xa cha mẹ đi lang thang, ăn xin nhà này
tới nhà khác, và nhờ ngó những quảng cáo hai bên đường xe lửa mà biết đọc. Về
nghề ảo thuật, thiếu gì người biết nhiều hơn ông, nhưng ông có hai đức tính mà
người khác không có:

Thứ nhất: thấu rõ tâm lý loài người và khi lên sân khấu, ông có sức quyến rũ và
gây hứng. Mỗi cử chỉ của ông, mỗi lần ông chuyển giọng nói, mỗi nét cau mày là
cả một công trình luyện tập. Mà hết thảy công trình đó chỉ có mục đích làm cho
khán giả say mê và thì giờ chóng qua.

Thứ nhì: ông thành thật chú ý tới khán giả. Những nhà ảo thuật khác ở trên sân
khấu ngó xuống trừng trừng, như có vẻ nói: "Tụi này toàn đồ mắt thịt. Ta sẽ bịp
chúng dễ như chơi". Phương pháp của Thurston khác hẳn. Mỗi lần sắp ra sân khấu,
ông tự nói: "Ta mang ơn những người tới đây coi ta diễn trò. Nhờ họ, ta sống được
phong lưu. Vậy ta phải hết sức trổ tài cho họ vừa lòng". Rồi ông vừa nhủ: "Tôi yêu
khán giả của tôi. Tôi yêu khán giả của tôi", vừa tiến ra ngoài sân khấu. Bạn cho là
"lố bịch", là vô lý ư? Cái đó là quyền của bạn. Nhưng chính đó là nguyên nhân sự
thành công của một trong những nhà ảo thuật danh tiếng nhất từ xưa tới nay.
Tổng thống Théodore Roosevelt thu được nhân tâm một cách lạ lùng cũng nhờ bí
quyết đó. Cho đến người ở của ông cũng sùng bái ông nữa. Người da đen làm bồi
phòng cho ông, viết một cuốn sách nói về đời tư ông, trong đó có câu chuyện lý
thú này:

"Một hôm, nhà tôi hỏi Tổng thống về loài chim đa đa mà nó chưa từng thấy bao
giờ. Ngài tả tỉ mỉ loài chim đó cho nó nghe. ít lâu sau, có người kêu điện thoại nhà
tôi chạy lại trả lời. Thì ra ngài Tổng thống kêu nó, cho nó hay rằng hiện có một con
chim đa đa đậu trong sân cỏ, và nếu nó muốn coi thì ngó ra sẽ thấy. Chỉ những việc
nhỏ mọn như vậy cũng đủ tả tính tình của Ngài và những việc đó, Ngài rất thường
làm.

Mỗi khi Ngài đi dạo gần tới nhà riêng của chúng tôi, dù chúng tôi có đứng khuất
thì cũng kêu chúng tôi và chào lớn tiếng".

Một ông chủ như vậy, thì người làm công nào mà không yêu kính? Bất cứ ai mà
không yêu kính?

Một bữa, ông tới Bạch Cung, phải khi Tổng thống Taft và Phu nhân đi vắng, ông
kêu lên từng người đầy tớ cũ và nồng nàn hỏi thăm họ, cả đến những chị phụ bếp
cũng được hân hạnh đó. Khi gặp chị phụ bếp Alice, ông hỏi chị còn làm bánh mì
bằng bột bắp không. Chị ta đáp còn làm, nhưng chỉ có đầy tớ ăn, còn trên bàn chủ
không ai dùng tới.

Ông cười lớn: "Tại các ngài không sành ăn. Khi nào gặp Ngài Tổng thống, tôi sẽ
chê Ngài chỗ đó".

Chị đó dâng ông một miếng bánh mì bột bắp. Ông vừa đi về phòng giấy vừa ăn,
gặp người làm vườn nào, người phu nào, ông cũng kêu tên mà chào như hồi ông
còn làm Tổng thống. Một người làm công già rưng rưng nước mắt nói rằng, ngày
hôm đó là ngày sung sướng nhất của ông từ hai năm nay. Và đổi ngày đó lấy tấm
giấy một trăm, y cũng không đổi.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Everytime I Look At You - Il Divo

                        
  
  Lyric
I used to think that i was strong
i realise now i was wrong
cause everytime i see your face
my mind becomes an empty space
and with you lying next to me
feels like i can hardly breathe

i close my eyes
the moment i surrender to you
let love be blind
innocent and tenderly true
so lead me through tonite
but please turn out the light
cause im lost everytime i look at you

and in the morning when you go
wake me gently so ill know
that loving you was not a dream
and whisper softly what it means to be with me
then every moment we're apart
will be a lifetime to my heart

i close my eyes
the moment i surrender to you
let love be blind
innocent and tenderly true
so lead me through tonite
but please turn out the light
cause im lost everytime i look at you
lost everytime i look at
Lời Việt
Anh đã từng nghĩ rằng mình mạnh mẽ,
Nhưng giờ đây,
anh nhận ra mình đã hoàn toàn sai lạc.
Bởi vì những lúc anh nhìn thấy khuôn mặt em,
Tâm trí anh bỗng trở nên trống rỗng.
Và khi em ở trước mặt anh đó,
Anh cảm thấy như anh chẳng thể nào thở được.

Anh nhắm nghiền đôi mắt,
Khoảnh khắc này,
anh hoàn toàn bị em chinh phục.
Hãy để cho tình yêu trở nên mù quáng,
Em ngây thơ và thật là dịu dàng,
Hãy dìu anh qua trọn đêm nay.
Nhưng xin em hãy tắt ngọn đèn đi,
Bởi anh hoàn toàn đánh mất chính mình,
những lúc anh nhìn em.


Và vào sớm mai khi em đi mất,
Hãy thức anh dậy thật nhẹ nhàng.
Anh cảm thấy mình choáng váng,
Khi biết rằng yêu em chẳng phải là giấc mơ.
Anh thầm thì thật khẽ
những gì là ý nghĩa của đời anh.
Những khoảnh khắc mà ta xa nhau.
Sẽ trở thành ý nghĩa cuộc đời trong tim anh đó.

Anh nhắm nghiền đôi mắt,
Khoảnh khắc này,
anh hoàn toàn bị em chinh phục.
Hãy để cho tình yêu trở nên mù quáng,
Em ngây thơ và thật là dịu dàng,
Hãy dìu anh qua trọn đêm nay.
Nhưng xin em hãy tắt ngọn đèn đi,
Bởi anh hoàn toàn đánh mất chính mình,
những lúc anh nhìn em.
==> Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng ta được sống, hãy nói yêu đi khi không quá trễ...yêu thương là không để dành

Josh Groban - When You Say You Love Me









Like the sound of silence calling,
I hear your voice and suddenly
I'm falling, lost in a dream.
Like the echoes of our souls are meeting,
You say those words and my heart stops beating.
I wonder what it means.
What could it be that comes over me?
At times I can't move.
At times I can hardly breathe.

When you say you love me
The world goes still, so still inside and
When you say you love me
For a moment, there's no one else alive

You're the one I've always thought of.
I don't know how, but I feel sheltered in your love.
You're where I belong.
And when you're with me if I close my eyes,
There are times I swear I feel like I can fly
For a moment in time.
Somewhere between the Heavens and Earth ,
And frozen in time, Oh when you say those words.

When you say you love me
The world goes still, so still inside and
When you say you love me
For a moment, there's no one else alive

[bridge:]
And this journey that we're on.
How far we've come and I celebrate every moment.
And when you say you love me,
That's all you have to say.
I'll always feel this way.

When you say you love me
The world goes still, so still inside and
When you say you love me
In that moment,I know why I'm alive

When you say you love me.
When you say you love me.
Do you know how I love you?

Lời Việt
Khi em nói rằng em yêu anh

Như thứ âm thanh tĩnh lặng đang gọi đó,
Anh nghe thấy giọng nói em và bất chợt
Anh gục ngã, lạc lối trong một cơn mơ
Như những tiếng vọng của tâm hồn đôi ta đang gặp gỡ
Em nói lên những lời lẽ đó và trái tim anh ngừng đập
Anh tụ hỏi nó có ý nghĩa gì đây
Đó có thể là điều ngạc nhiên nào đến với anh được nữa đây?
Đôi khi anh hầu như không thể thở được

Khi em nói rằng em yêu anh
Thế giới vẫn đang chuyển động, chuyển động trong lòng anh và
Khi em nói rằng em yêu anh
Trong một khoảnh khắc, không còn ai khác tồn tại nữa

Em là người anh luôn nghĩ đến
Anh không biết như thế nào nữa, nhưng anh cảm thấy an toàn trong tình yêu của em
Em là nơi anh thuộc về
Và khi em ở bên cạnh anh nếu anh nhắm mắt lại,
Có những lúc anh thề là anh cảm nhận được mình có thể bay
Trong một khoảnh khắc thời gian
Một nơi nào đó giữa thiên đường và trái đất này
Và thời gian bị đóng băng, oh khi em nói rằng em yêu anh

[bridge:]
Và chúng ta sẽ tiếp tục đi chuyến hành trình này
Chúng ta có đi bao xa đi chăng nữa và mỗi khoảnh khắc anh sẽ ăn mừng tình yêu
Và khi em nói rằng em yêu anh,
Đó là tất cả những gì em phải nói
Anh sẽ luôn cảm nhận theo cách này

Khi em nói rằng em yêu anh
Thế giới vẫn đang chuyển động, chuyển động trong lòng anh và
Khi em nói rằng em yêu anh
Trong một khoảnh khắc, không còn ai khác tồn tại nữa

Khi em nói rằng em yêu anh
Khi em nói rằng em yêu anh
Em có biết anh yêu em như thế nào không ?

====> Yêu thương đã là của ngày hôm qua <======

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Quyết tâm học tiếng Anh sau 10 năm mất căn bản

"Tôi không thể học được tiếng Anh”, nếu để biện minh cho lý do bạn không thể học được tiếng Anh bằng câu nói trên thì hãy thay đổi suy nghĩ của mình sau khi đọc bài viết của tôi. Trước đây, tôi từng nói như vậy hàng trăm lần, nhưng tôi đã học được tiếng Anh ngay khi tôi bỏ đi suy nghĩ này.

Tôi sống ở TP HCM từ nhỏ, đáng lẽ tôi phải có nhiều cơ hội tiếp xúc sớm với tiếng Anh, nhưng tôi đã không có điều kiện tham dự bất kỳ lớp tiếng Anh nào trước khi bước vào năm học Anh văn đầu tiên, năm lớp 6.

Tôi không thể quên kỷ niệm những ngày đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Anh, hôm đó là ngày học tiếng Anh thứ hai của tôi, tôi đã bị gọi lên trả từ vựng. Tôi lóng ngóng và không thuộc được chữ nào trong khi những bạn khác lần lượt viết ra những từ mà cô yêu cầu. Cô giáo đã mắng tôi rất nhiều vì không học bài, những ánh mắt của bạn cùng lớp nhìn vào tôi lúc đó làm tôi nhớ mãi. Khi về chỗ, bạn nam ngồi phía sau đã nói rằng: “Con này dốt lắm, có nhiêu đó mà cũng không thuộc”. Tôi đã rất buồn và đặt một câu hỏi lớn cho chính mình: “Tại sao phải học tiếng Anh làm gì mà rắc rối quá. Tôi ghét nó”.

Cấp 2 là quãng thời gian tôi chật vật với tiếng Anh ghê gớm. Tôi luôn dẫn đầu lớp về thành tích tất cả môn học nhưng luôn bị khống chế bởi môn Anh văn. Đã có lúc tôi thật sự thấy bế tắc về điểm yếu đó của mình, tôi muốn vượt qua khỏi nó. Đó là một lần duy nhất của thời cấp 2, tôi xung phong đứng dậy để dịch một bài hội thoại sau khi đã chuẩn bị sẵn ở nhà, nhưng tôi đã dịch sai ngay từ câu đầu tiên.

Tôi muốn cố gắng sửa lại nhưng cô giáo đã không cho tôi được quyền đó và kêu một bạn khác đứng dậy dịch thay. Tôi cảm thấy thất vọng và cảm nhận một sự thất bại của chính bản thân. Từ đó, tôi nhận ra tôi không biết cái gì về Anh văn cả và tôi cũng quyết định luôn tôi không cần biết thêm gì về nó.

Lên cấp 3, tôi chọn cho mình khối A để theo đuổi cũng vì lý do tôi rất dở tiếng Anh. Thế là những ngày tháng cấp 2 và cấp 3 của tôi trôi qua với những kiến thức mập mờ về Anh văn. Những con điểm đủ mức trung bình của tôi về môn tiếng Anh đều là do sự hỗ trợ của bạn bè. Và thật lòng tôi không muốn thừa nhận một sự thật rằng những con điểm ấy hoàn toàn không phải là kiến thức của tôi.

Mặc dù thi khối A là khối chính, nhưng tôi vẫn chọn thi thêm khối D dù chẳng học một chữ Anh văn. Ngày thi môn tiếng Anh tôi “đánh lụi” từ trên xuống dưới, kết quả cuối cùng tôi đậu cả 2 trường Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội & Nhân văn. Tôi đã chọn Nhân văn như một số mệnh của mình, chuyên ngành của tôi ở Nhân văn là tiếng Trung, vì thế tôi lại càng ngày càng không có cơ hội để gặp “người bạn khó chịu” tiếng Anh của mình. Và dường như tôi cũng quên luôn những ám ảnh đầu đời của mình về môn học đáng sợ đó. Có lúc tôi đã nghĩ tôi sẽ vẫn thành công mà không cần tiếng Anh, vì một lý do mà tôi luôn tự bào chữa cho mình: “Tôi có thể học được mọi thứ, trừ tiếng Anh.”

Đến năm thứ ba, tôi biết được thông tin điều kiện xét tốt nghiệp của trường là phải có bằng B tiếng Anh. Tôi thật sự hoang mang vì không biết làm cách nào để một đứa “mù Anh văn” như tôi lại có thể lấy được cái bằng đó để ra trường. Tôi mơ hồ nghĩ đến một viễn cảnh là chắc hẳn phải nợ bằng vài năm vì không có nổi chứng chỉ B Anh văn. Nhìn những anh chị khóa trên trong trường đi làm rồi nhưng vẫn tối tối tranh thủ đi đến các trung tâm ngoại ngữ với mục đích lấy được bằng B để hoàn tất điều kiện lấy bằng tốt nghiệp, trong tôi lại xuất hiện một nỗi sợ vô hình. Sau những ngày suy nghĩ cuối cùng tôi quyết định đi học tiếng Anh.

Đây là một quyết định nói chính xác là do tình thế ép buộc chứ không phải do tôi tự nguyện. Tôi muốn theo học Toeic nhưng đầu vào trình độ của tôi quá tệ không vào nổi lớp Toeic 1 mà rớt xuống lớp sơ cấp. Ngày khai giảng khóa học, tôi đứng suy nghĩ và đánh liều vào lớp Toeic 1. Những ngày đầu, tôi rất khó khăn để học cùng với những bạn sinh viên của những trường khác. Các bạn hầu như đều có trình độ trên tôi.

Tôi ngồi bàn gần cuối và những trang sách lúc nào cũng đầy những từ vựng được gạch dưới với lý do vốn từ vựng của tôi quá ít. Có những lúc thầy giảng nhưng tôi không hiểu thầy nói gì. Tôi khó khăn trong vấn đề nghe những đoạn hội thoại dù rất ngắn và đơn giàn. Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy sự yếu kém về mặt ngoại ngữ của mình so với sinh viên các trường đại học khác là quá lớn. Nỗi ám ảnh ngày xưa ùa về kèm theo đó là một tâm lý lo lắng khi so sánh mình với những học viên trong lớp.

Và tôi đã làm một việc mà tôi chưa từng nghĩ đến, lao vào học Anh văn. Những ngày đầu khi tiếp xúc với tiếng Anh ở nhà tôi cảm thấy không một chút hứng thú. Tôi chỉ học được 5 phút là mệt mỏi và đóng lại ngay vì không thể vào đầu nổi. Nhưng lúc đó một suy nghĩ đã đến với tôi: “Tôi có một nỗi sợ, đó là Anh văn. Tôi cứ mãi trốn tránh nỗi sợ của mình và cách duy nhất để tôi từ bỏ sự sợ hãi đó là phải đối mặt với nó”. Thế là mỗi ngày tôi quyết tâm dành ra 60 phút học Anh văn.

Tôi học những từ vựng chưa biết được gạch dưới trong sách như một bài tập bắt buộc riêng cho mình. Tôi đầu tư mua hẳn một phần mềm học từ vựng, nó có chức năng nhập từ và kiểm tra từ đến khi nào người học thuộc mới thôi. Có những ngày tôi ham chơi nên đến 10h đêm mới mở máy học, lại gặp những từ vựng khó, máy trả đi trả lại mà tôi không thuộc. Đến khi thuộc rồi thì đã hơn 12 giờ đêm. Từ điều ép buộc, nó trở thành một thói quen.

Từ một thói quen, nó lại trở thành một sở thích lúc nào mà tôi không hay. Tôi thích học từ vựng đến mức độ, đi ngoài đường trông thấy những bảng hiệu có những từ tiếng Anh mới, tôi đều đọc to và cố gắng ghi chú lại. Còn về phần nghe, mỗi ngày tôi cho mình nghe một đoạn Anh văn có độ dài khoảng 5 phút nhưng nghe lại nhiều lần. Có khi ngủ nhưng tôi vẫn để đoạn Anh văn phát đi phát lại cho đến sáng, vì tôi nghĩ lúc đó Anh văn sẽ có cơ hội đi sâu vào tiềm thức của tôi. Môn ngữ pháp, tôi rất siêng năng làm các bài tập của thầy trên lớp, vì vậy dù về nhà không luyện tập ngữ pháp nhiều nhưng ngữ pháp của tôi đã có những chuyển biến tốt.

Kết thúc khóa học sau 12 tuần đó, tôi là người có điểm thi cao nhất của cả lớp gồm 45 học viên với số điểm Toeic 480. Ngày tôi cầm phần thưởng của thầy với vị trí đứng đầu, tôi đã muốn khóc vì những điều tôi làm được. Theo bảng quy chiếu điểm giữa các văn bằng, tôi được biết Toeic 480 có ngang giá trị với chứng chỉ B. Tôi muốn kiểm chứng lại một lần nữa khả năng của mình.

Thế là một tuần ngay sau đó, tôi bước vào phòng thi chứng chỉ B do ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức. 2 tuần chờ đợi kết quả là những ngày thấp thỏm không yên của tôi. Cuối cùng kết quả cũng đã có, tôi tìm tên của mình trong danh sách dài vài trăm thí sinh, và tôi dừng lại ở tên tôi. Tôi đã đậu chứng chỉ B, tôi nhảy cẫng lên và tươi cười suốt đoạn đường về. Tôi đã lấy được bằng B chỉ trong 3 tháng bằng nỗ lực của mình.

Từ ngày có được bằng B, tiếng Anh không còn là nỗi sợ nữa. Tôi bắt đầu coi nó như người bạn, tôi thích khi vớ được một từ mới và tôi sẽ líu lo nhắc đi nhắc lại cho đến khi nào thuộc. Tôi muốn thử thách mình một lần nữa. Sau 3 tháng tiếp theo, tôi đăng ký thi lấy chứng chỉ C của đại học Nông lâm. Chuyện đi thi lần này, tôi giấu tất cả mọi người, vì chắc chắn sẽ bị ngăn cản do chưa đủ sức trong thời gian đó. Nhưng tôi đã đậu, và tôi lấy được bằng C trong 3 tháng sau khi vừa lấy được chứng chỉ B. Đó thật sự là điều kỳ diệu của riêng tôi.

Không lâu sau đó, tôi lại lấy được Toeic 625 điểm. Càng lúc khả năng tiếng Anh của tôi càng tốt. Sau khi tốt nghiệp, tôi lại tiếp tục học văn bằng 2 ngành Sư phạm tiếng Anh vì niềm yêu thích. Hiện nay, tôi luôn đứng trong top những người giỏi nhất khoa. Hơn một năm nữa, tôi sẽ có thêm một nghề tay trái, đó là nghề giáo viên dạy tiếng Anh.

Từ một người sợ và ghét tiếng Anh, mất căn bản suốt 10 năm, thay vì từ bỏ nó và tuyên bố với thế giới rằng “Tôi không học được tiếng Anh”, tôi đã đối mặt với nó một cách dũng cảm nhất nhưng cũng đơn giản nhất, đó là không từ bỏ mục tiêu của mình. Tôi tin các bạn cũng sẽ làm được như tôi đã làm.

(Bài dự thi "Tôi lập trình tương lai" của Vũ Ngọc Lan Anh trên VnExpress)